Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giá trị văn hóa, đạo đức của hôn nhân và gia đình công giáo ở Việt Nam hiện nay
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Giá trị văn hóa, đạo đức của hôn nhân và gia đình công giáo ở Việt Nam hiện nay trình bày: Nghiên cứu giá trị văn hóa, đạo đức của hôn nhân, gia đình Công giáo ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra hiện nay,. . | Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 10 - 2015 49 ĐỖ THỊ NGỌC ANH∗ GIÁ TRỊ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC CỦA HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Tóm tắt: Tôn giáo, văn hóa và đạo đức xã hội có mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ. Nói đến tôn giáo không thể không nói đến vai trò văn hóa, đạo đức của nó. Giá trị Công giáo ở Việt Nam phản ánh các tinh hoa nội tại từ đời sống của tôn giáo này ở Việt Nam. Nó hình thành trên cơ sở của Kinh Thánh, của giáo lý, giáo luật và đặc biệt là từ nếp sống đạo của cộng đồng giáo dân Việt Nam. Từ khi du nhập vào Việt Nam, các tinh hoa Công giáo đã hội nhập với văn hóa dân tộc và ngày càng khẳng định giá trị của nó. Bài viết nghiên cứu giá trị văn hóa, đạo đức của hôn nhân, gia đình Công giáo ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra hiện nay. Từ khóa: Giá trị, văn hóa, đạo đức, hôn nhân, gia đình, Công giáo, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Giá trị của các tôn giáo đã được Đảng thừa nhận trong các văn kiện gần đây. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) đã nhấn mạnh: “tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo”1. Khi nói về mối quan hệ giữa tôn giáo và đạo đức, tác giả Mel Thomson cho rằng: “tôn giáo không những đưa ra phương thức thấu hiểu thế giới mà còn đưa ra phương thức đánh giá thế giới. Do vậy, chúng ta thấy rõ rằng các quan niệm tôn giáo của con người có ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn đạo đức của người ấy, còn xã hội thường phản ánh các giá trị của tôn giáo chiếm ưu thế trong nó, thậm chí cả khi chúng không bộc lộ rõ ràng trong mỗi hành vi lựa chọn đạo đức của cá nhân và trong mỗi hành vi lập pháp. Từ đó suy ra rằng, giữa đạo đức và tôn giáo có mối liên hệ mật thiết”2. ∗ TS., Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 10 - 2015 50 Những kết luận trên của Mel Thomson đã khẳng định về mối .