Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thành phần loài vi khuẩn Lam (Cyanobacteria) trong đất trồng lúa ở một số xã thuộc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu của chúng tôi về vi khuẩn Lam trong đất trồng lúa ở huyện Nghĩa Đàn trong năm 2014 và 2015. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy số loài gặp ở các xã không nhiều, chỉ từ 19 đến 29 loài. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 2 (2017) 24-29 Thành phần loài vi khuẩn Lam (Cyanobacteria) trong đất trồng lúa ở một số xã thuộc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An Nguyễn Cảnh Hiếu, Nguyễn Đức Diện, Lê Thị Thúy Hà* Trường Đại học Vinh, 182 Lê Duẩn, TP Vinh, Nghệ An, Việt Nam Nhận ngày 09 tháng 02 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 17 tháng 4 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 6 năm 2017 Tóm tắt: Nghĩa Đàn là một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An có vị trí địa lý 19013’ – 19033’ vĩ độ Bắc và 105018’ – 105035’ kinh độ Đông. Vào tháng 8 và tháng 12 năm 2014, tháng 5 năm 2015 chúng tôi đã nghiên cứu Vi khuẩn lam trong đất trồng lúa, đã có 40 loài/dưới loài được tìm thấy trong các mẫu đất thu từ 4 xã: Nghĩa Hưng, Nghĩa Mỹ, Nghĩa Lâm và Nghĩa Thuận. Chúng thuộc 10 chi, 5 họ của 4 bộ: Chroococcales, Oscillatorales, Nostocales và Stigonematales. Các chi có số loài gặp nhiều đó là Oscillatoria (14 loài/ dưới loài), Anabaena (6) Phormidium (5). Có 10 loài dạng sợi có tế bào dị hình. Hệ số Sorenxen (S) giữa các đợt nghiên cứu từ 0,82 – 0,88. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy số loài gặp ở các xã không nhiều, chỉ từ 19 đến 29 loài. Từ khóa: Vi khuẩn lam, tế bào dị hình, đất trồng lúa, Nghĩa Đàn, Nghệ An. 1. Đặt vấn đề đất trồng lúa ở huyện Nghĩa Đàn trong năm 2014 và 2015. Là những sinh vật tiền nhân quang tự dưỡng, Vi khuẩn lam (Cyanobacteria) có vai trò rất quan trọng đối với hệ sinh thái nông nghiệp. Nhiều loài trong chúng có khả năng cố định Nitơ khí quyển, làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Trên thế giới, sử dụng Vi khuẩn lam (VKL) làm phân bón sinh học đã được tiến hành ở nhiều nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Senegal. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về VKL nhằm đánh giá sự phân bố của chúng trong đất trồng lúa, làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo như phân lập, nuôi trồng và thăm dò khả năng cố định nitơ [5, 6, 7, 8, 10, 11], tuy nhiên ở huyện Nghĩa Đàn, một huyện miền núi ở Nghệ An còn ít được chú ý. Bài báo giới thiệu kết quả

TÀI LIỆU LIÊN QUAN