Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Địa tầng và lịch sử tiến hóa kiến tạo bể X rìa Tây - Tây Nam Myanmar

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết Địa tầng và lịch sử tiến hóa kiến tạo bể X rìa Tây - Tây Nam Myanmar tóm tắt một số kết quả và nhận định về lịch sử tiến hóa kiến tạo và địa tầng trầm tích bề X, một trong những bể tiềm năng của Myanmar để phục vụ cho công tác định hướng thăm dò khai thác dầu khí của PVN. | Tạp chí KHKT Mỏ - Địa chất, số 43/7-2013, tr.1-9 DẦU KHÍ (trang 1-21) ĐỊA TẦNG VÀ LỊCH SỬ TIẾN HÓA KIẾN TẠO BỂ X RÌA TÂY- TÂY NAM MYANMAR PHÙNG KHẮC HOÀN, CÙ MINH HOÀNG, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí LÊ HẢI AN, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Tóm tắt: Myanmar là đất nước thuộc khu vực Đông Nam Á có hoạt động tìm kiếm thăm dò từ thế kỷ XII và khai thác công nghiệp từ thế kỷ XIX. Myanmar có 17 bể trầm tích phân bố dọc từ Bắc đến Nam bao gồm cả ngoài khơi và đất liền với tiềm năng dầu khí đáng kể và là môi trường đầu tư trọng điểm của Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Bài báo trình bày tóm tắt một số kết quả và nhận định về lịch sử tiến hóa kiến tạo và địa tầng trầm tích bề X, một trong những bể tiềm năng của Myanmar để phục vụ cho công tác định hướng thăm dò khai thác dầu khí của PVN. 1. Mở đầu Bể X nằm ở phía Tây dãy Indo-Burma Ranges còn gọi là Arakan Yoma thuộc bờ biển và vùng biển sâu Tây Myanmar giáp Vịnh Bengal (hình 1). Bể có chiều dài khoảng 850 km và rộng 200km, phía đông tiếp giáp với đai ophiolite Indo-Burma và nối tiếp lên phía bắc với các cấu trúc - đai uốn nếp Chittagong ở Bangladesh, đai uốn nếp Tripura-Cachar và dãi flysch Disang ở Ấn độ. Đai này tiếp tục kéo dài xuống phía Nam và nối với hệ các bể trước cung đảo Andaman-Nicobar-Sunda-Java. Về vị trí địa lý, bể X chiếm vị trí phần đông của biển thẳm Vịnh Bengal và phần nêm bồi kết trẻ được tạo do sự hút chìm xiên (oblique subduction) của mảng đại dương Ấn độ bên dưới mảng Burma với đai hoạt động các tâm chấn hiện đại và núi lửa bùn (hình 2). Bể được lấp đầy bởi trầm tích trẻ tiền võng (foredeep), tuổi Đệ Tam, dày, phủ không chỉnh hợp trên trầm tích biển sâu Creta muộn. Địa tầng Đệ Tam ở phần ven bờ gồm các đá hình thành trong môi trường từ biển sâu đến gần bờ, châu thổ trong khi ở ngoài khơi tây Myanmar thang địa tầng gồm chủ yếu các đá thuộc thềm, sườn lục địa và đồng bằng biển thẳm. Toàn bộ trầm tích với chiều dày trên 20,000m ở nêm bồi kết bị uốn nếp dạng vảy lộ dọc sườn đông của bể