Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sử dụng mã vạch DNA trong việc xác định mẫu chim tại bảo tàng thiên nhiên Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong bài viết này, chúng tôi áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử (DNA barcode) để xác định 4 mẫu chim thuộc họ Khướu hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. . | CHIDNA SINH HOC 37(4): 429-436 Sử dụng TAP mã vạch trong việc2015, xác định mẫu chim DOI: 10.15625/0866-7160/v37n4.6079 DOI: 10.15625/0866-7160.2014-X SỬ DỤNG MÃ VẠCH DNA (DNA BARCODES) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH MẪU CHIM TẠI BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM Trần Thị Việt Thanh1*, Vũ Đình Duy1,2, Nguyễn Minh Tâm1 1 2 Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *thanhbttnvn@gmail.com Viện Lâm nghiệp, Trường đại học Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Tây Bắc, Thiểm Tây, Trung Quốc TÓM TẮT: Trên cơ sở sử dụng mã vạch DNA (Cytochrome c oxidase 1-CO1), đã giám định tên loài cho 4 mẫu chim thuộc họ Khướu (Timaliidae): 005_BTTNVN (Khướu mào cổ trắng), 028_BTTNVN (Lách tách đầu đốm), 045_BTTNVN (Lách tách mày trắng) và 055_BTTNVN (Khướu mặt đen). DNA tổng số được tách từ mẫu máu, sau đó tiến hành phản ứng PCR, tinh sạch sản phẩm PCR và xác định được trình tự nucleotide vùng gen Barcode (CO1) với kích thước khoảng 650 bp cho mỗi mẫu. Kết quả về vùng gen CO1 đã chỉ ra mức độ tương đồng di truyền cao, 99,7% (028_BTTNVN/Alcippe castaneceps), 99,8% (045_BTTNVN/ Alcippe vinipectus), 99,28% (99,2-99,5%; 055_BTTNVN/Garrulax affinis) và mẫu 005_BTTNVN thuộc giống Ynhina, được xác định bởi tên loài Y. diademata trên GenBank. Các dẫn liệu di truyền thu thập được cho mỗi mẫu đều tương đồng với phân loại bằng hình thái. Bốn trình tự nucleotide vùng gen CO1 của mẫu chim nghiên cứu đã được đăng ký trên GenBank với các mã số: KP768404, KP768405, KP708406, KP768407. Từ khóa: CO1, DNA Barcode, Khướu mào cổ trắng, Khướu mặt đen, Lách tách đầu đốm, Lách tách mày trắng. MỞ ĐẦU Cho đến nay, phần lớn xác định các loài chim chủ yếu bằng hình thái [5, 13]. Cách nhận biết loài trên cơ sở các đặc điểm hình thái có độ tin cậy không cao, đặc biệt các loài đồng hình. Trong các loài chim Việt Nam, họ Khướu (Timaliidae) có số lượng loài lớn (95 loài), đa dạng và sống theo đàn. Khướu có màu sắc đẹp, giọng hót hay, được ưa thích. Chính vì vậy, nhiều loài khướu là đối tượng săn bắt để nuôi hoặc bán .