Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sử dụng chỉ số AQI trong phân tích, đánh giá ô nhiễm bụi TSP và những tác động đến sức khỏe người dân tại tỉnh Ninh Bình

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết này làm rõ vấn đề ô nhiễm bụi TSP và tác động của nó đối với sức khỏe nhân dân của tỉnh Ninh Bình, nghiên cứu đã tiến hành quan trắc, phân tích bụi TSP tại các thành phố, các huyện trên địa bàn tỉnh, đồng thời tính toán chỉ số AQI và điều tra các bệnh liên quan đến ô nhiễm bụi TSP đối với người dân trong tỉnh. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 1S (2017) 291-298 Sử dụng chỉ số AQI trong phân tích, đánh giá ô nhiễm bụi TSP và những tác động đến sức khỏe người dân tại tỉnh Ninh Bình Đỗ Thị Khánh Huyền1,*, Lê Thu Hà1, Hoàng Việt Hưng2 1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 2 Khoa Kinh tế - Kĩ thuật, Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình, Việt Nam Nhận ngày 16 tháng 8 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 9 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 10 năm 2017 Tóm tắt: Ninh Bình là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tuy nhiên kèm theo đó là sự gia tăng ô nhiễm bụi. Nghiên cứu đã tiến hành quan trắc bụi lơ lửng (TSP) tại 41 điểm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong khoảng thời gian từ tháng 04/2013 đến tháng 11/2016, đồng thời tiến hành tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI) tương ứng. Kết quả cho thấy ô nhiễm bụi TSP của tỉnh ở mức rất đáng báo động, không có mẫu không khí nào đạt AQI ở mức Tốt, chỉ có một số mẫu đạt mức Trung bình, phần lớn các mẫu đạt mức Kém và Xấu, đặc biệt có 35/408 mẫu (chiếm 8,6% tổng số mẫu) đạt mức Nguy hại. Các mẫu đạt mức Nguy hại tập trung chủ yếu ở các khu vực có các nhà máy khai thác, chế biến khoáng sản lớn và các khu dân cư nằm trên các tuyến đường giao thông huyết mạch, có mật độ các phương tiện di chuyển cao. Kết quả cũng cho thấy ô nhiễm bụi TSP có xu hướng tăng trở lại, đồng thời tỷ lệ người dân bị mắc các bệnh về hô hấp và mắt tương đối cao và tăng liên tục trong những năm gần đây. Từ khóa: Chỉ số AQI, ô nhiễm bụi TSP, Ninh Bình, sức khỏe. 1. Mở đầu giám sát chất lượng môi trường không khí tại các khu vực quan trắc [1-5]. Tại Việt Nam, AQI được bắt đầu áp dụng vào năm 2011, tuy nhiên việc áp dụng và công bố chỉ số AQI chỉ được thực hiện ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh. còn tại những địa phương khác việc áp dụng và công bố AQI còn rất hạn chế trong đó có tỉnh Ninh Bình. Ninh Bình là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao .