Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thành phần các loài ong xã hội bắt mồi thuộc họ ong vàng (hymenoptera: vespidae) ở khu vực Đông Bắc Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), Vườn Quốc gia (VQG) ở khu vực này để tiến hành khảo sát thành phần các loài. Nghiên cứu này sẽ đóng góp thêm những dữ liệu cho sự đa dạng của các loài ong này ở Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 THÀNH PHẦN CÁC LOÀI ONG XÃ HỘI BẮT MỒI THUỘC HỌ ONG VÀNG (HYMENOPTERA: VESPIDAE) Ở KHU VỰC ĐÔNG BẮC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ PHƢƠNG LIÊN, NGUYỄN ĐẮC ĐẠI Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam VŨ THỊ THƢƠNG Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 VŨ THỊ VÂN Trường THPT Tô Hiệu, Vĩnh Bảo, Hải Phòng Nghiên cứu về sự đa dạng của các loài ong xã hội bắt mồi thuộc họ Ong vàng ở Việt Nam đã đƣợc thực hiện ở một số khu vực nhƣ Tây Bắc, miền Trung đoạn qua các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Các kết quả nghiên cứu đã thống kê đƣợc 81 loài thuộc 11 giống trong 3 phân họ đƣợc ghi nhận ở Việt Nam (Nguyễn Thị Phƣơng Liên, Tạ Huy Thịnh, 2008[9]; Nguyễn Thị Phƣơng Liên, 2009[6]; Nguyễn Thị Phƣơng Liên, Phạm Huy Phong, 2011[8]; Nguyen, Kojima, 2013, 2014[3, 4]; Nguyễn Thị Phƣơng Liên và cs, 2014[7]; Saito-Morooka et al., 2015[10]). Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào về tính đa dạng của các loài này ở khu vực Đông Bắc nƣớc ta. Với diện tích chủ yếu là núi và đồi, trong đó diện tích núi đá vôi chiếm phần lớn, khu vực Đông Bắc nƣớc ta đƣợc cho là nơi chứa đựng sự đa dạng các loài sinh vật cao và đặc trƣng, trong đó phải kể đến các loài ong xã hội bắt mồi thuộc họ Ong vàng Vespidae. Với mục đích nghiên cứu sự đa dạng và phong phú của các loài ong xã hội bắt mồi thuộc ba phân họ Stenogastrinae, Polistinae và Vespinae ở khu vực Đông Bắc, chúng tôi tiến hành lựa chọn các Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), Vƣờn Quốc gia (VQG) ở khu vực này để tiến hành khảo sát thành phần các loài. Nghiên cứu này sẽ đóng góp thêm những dữ liệu cho sự đa dạng của các loài ong này ở Việt Nam. I. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu vật đƣợc thu thập một số điểm thuộc các tỉnh Đông Bắc nƣớc ta bao gồm Đồng Văn, Quản Bạ (Hà Giang), Trùng Khánh, KBTTN Phia Oắc (Cao Bằng), KBTTN Kim Hỉ (Bắc Kạn), KBTTN Chàm Chu, KBTTN Na Hang, Núi Nùng (Tuyên Quang), Phú