Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Lễ hội tẩu mã
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Từ kiến trúc của đình cho đến tượng thờ cũng như các hiện vật còn lại của đình đều có niên đại không vượt quá thế kỷ XX, có thể còn nằm ở khoảng giữa thế kỷ XX về sau. Tuy nhiên ở đây chúng ta không bàn đến giá trị nghệ thuật hay giá trị kiến trúc của ngôi đình, mà điều quan trọng hơn lại nằm ở phần “hồn” của di tích này: lễ hội tẩu mã vào mỗi dịp xuân về. | V” Th Hošng Lam: L h i t u mž LỄ HỘI TẨU MÃ 86 VÕ TH HOÀNG LAN* ừ xa xưa người dân làng Yên Trạch (xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) đã luôn tự hào về lễ hội tẩu mã (hay còn gọi là chạy ngựa) của làng mình. Niềm tự hào ấy không chỉ bởi sự độc đáo của trò chạy ngựa, mà còn bởi những ý nghĩa sâu xa ẩn giấu trong lễ hội đặc sắc này. Làng Yên Trạch nằm bên cạnh sông Long Xuyên, thuộc một vùng đất cổ được hình thành từ lâu đời do quá trình bồi đắp phù sa của sông Hồng, sông Châu (là 1 nhánh của sông Hồng) và sông Long Xuyên. Tương truyền, vào năm Mậu Tý (1408), khi nơi đây còn là một bãi lầy sú vẹt hoang vu, cụ Trịnh Phát đem 20 người thuộc 8 dòng họ (họ Đào, Trịnh, Lê, Nguyễn, Trần, Ngô, Tống, Trương) từ Dạ Trạch Hưng Yên về khai khẩn vùng đất này, lập ấp An Triền. Sau khi ổn định cuộc sống, dân làng thấy làm ăn phát triển mới dựng nhà chính thức để ở, khi ấy tên làng cũng được đổi thành Yên Trạch. Như vậy, gốc của người Yên Trạch là từ Dạ Trạch - Hưng Yên, nên dân làng đã thờ Triệu Việt Vương - vị thần được coi là lập thân từ (đầm) Dạ Trạch - làm Thành hoàng từ những ngày đầu mới khai hoang lập ấp. Từ ngôi miếu đơn sơ được dựng lên trong thuở ban đầu, đến khoảng năm 1680 (đời Lê Chính Hòa) đình làng được dựng tại xóm Quán/Dưới, để thay cho miếu thờ. Lúc đó ngôi đình được dựng quay hướng nam trông ra một cánh đồng rộng, trước cửa đình có 1 hồ nước, từ hồ này có các con ngòi dẫn nước ra các cánh đồng, trên đó (hồ nước ?) nổi lên nhiều cái gò mà dân gian vẫn thường gọi là "hòn ngọc con cá". Đến thời Tự Đức (1856 ?) ngôi đình được chuyển về vị trí hiện nay (ngôi đình cổ chính là hậu cung đình hiện nay) và theo thời gian kiến trúc đình được hoàn thiện dần với cung giữa, chuôi vồ và tiền T * Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đình , cuối cùng là một ngôi đình lớn 5 gian có diện tích khoảng hơn 100m2. Năm 1950, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước, đình Yên Trạch đã được dỡ để phục vụ cho mục đích tiêu thổ kháng chiến. Ngôi đình hiện nay, như .