Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Biền văn nôm (qua thập giới cô hồn quốc ngữ văn) - một di sản văn hóa phi vật thể

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

So với biền văn bằng chữ Hán, biền văn Nôm có sức biểu đạt đời sống tâm tư tình cảm gần gũi, phong phú, hấp dẫn và dư ba hơn. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung tìm hiểu văn Nôm trong Thập giới cô hồn quốc ngữ văn - một áng văn độc đáo thời thịnh Lê. | S 4 (45) - 2013 - Di s n v n h‚a phi v t th BIỀN VĂN NÔM (QUA THẬP GIỚI CÔ HỒN QUỐC NGỮ VĂN) MỘT DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ HOÀNG TH TUY T MAI 1. Biền văn Nôm và giá trị biểu đạt của nó “Biền văn là lối viết nằm giữa văn xuôi và văn vần, dùng nhiều điển đến khó hiểu, lời lẽ chau chuốt, từ ngữ đẽo gọt hoa mĩ, chú trọng bằng trắc, âm điệu hài hòa1”. Ở Việt Nam, từ thời Bắc thuộc, Nho sĩ đã sử dụng thành thạo cách viết này. Thời Lý- Trần các thể kí, phú, chiếu, cáo, biểu, thường dùng biền văn và nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật khá cao. Đến đời Lê - Nguyễn, do yêu cầu của thi cử nên biền văn ngày càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, các sáng tác biền văn bằng chữ Nôm không nhiều. Sau mấy bài phú Nôm đời Trần, đến thời thịnh Lê chỉ có duy nhất một tác phẩm biền văn bằng chữ Nôm là Thập giới cô hồn quốc ngữ văn của Lê Thánh Tông. So với biền văn bằng chữ Hán, biền văn Nôm có sức biểu đạt đời sống tâm tư tình cảm gần gũi, phong phú, hấp dẫn và dư ba hơn. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung tìm hiểu văn Nôm trong Thập giới cô hồn quốc ngữ văn - một áng văn độc đáo thời thịnh Lê. 2. Văn Nôm biền ngẫu trong Thập giới cô hồn quốc ngữ văn - soi chiếu từ đặc trưng cơ bản của biền văn Thập giới cô hồn quốc ngữ văn là một áng biền văn tài hoa, kí thác dòng chảy bất tận của cảm xúc người nghệ sĩ cung đình trong khuôn khổ một áng biền văn Nôm viết cho cõi tâm linh. Bút pháp của Lê Thánh Tông trong áng biền văn Nôm độc đáo và lý thú. 2.1. Thập giới cô hồn quốc ngữ văn vận dụng phép đối rất linh hoạt Nguyên tắc đối trong biền ngẫu có những yêu cầu rất chặt chẽ và phức tạp. Trong biền văn từng cặp câu đi song song đối nhau. Yêu cầu giữa hai câu phải có số từ bằng nhau, kết cấu ngữ pháp giống nhau, từ tính đối nhau2. Theo Lê Quý Đôn, có sáu phép đối như sau: đối chính danh, đối đồng loại, đối liên châu, đối tá tự, đối tựu cú, bất đối chi đối3. Thập giới cô hồn quốc ngữ văn vận dụng hầu hết các phép đối của cổ nhân một cách khá linh hoạt, cân đối, mực thước và