Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ảnh hưởng của Ca(OH)2 đến quá trình phân giải bùn thải bằng NaOH

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nghiên cứu đã xác định được những ảnh hưởng của việc bổ sung Ca(OH)2 vào quá trình phân giải bùn bằng NaOH. Nếu chỉ sử dụng NaOH để phân giải bùn, hàm lượng NaOH tối ưu và thời gian phản ứng cần thiết lần lượt là 1,6 g/L và 3 h. Sau khi Ca(OH)2 được bổ sung (hàm lượng thay đổi từ 0,3 g/L đến 1,6 g/L), kết quả thu được là nồng độ COD hòa tan tăng lên khi tăng hàm lượng Ca(OH)2 lên đến 0,7 g/L. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 12, SOÁ 13 - 2009 ẢNH HƯỞNG CỦA Ca(OH)2 ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI BÙN THẢI BẰNG NaOH Đỗ Khắc Uẩn (1,2), Rajesh banu J. (1), Đặng Kim Chi (2), Ick-Tae Yeom (1) (1) Trường Đại học Sungkyunkwan, Korea. (2) Trường Đại học Bách khoa Hà Nội TÓM TẮT: Nghiên cứu đã xác định được những ảnh hưởng của việc bổ sung Ca(OH)2 vào quá trình phân giải bùn bằng NaOH. Nếu chỉ sử dụng NaOH để phân giải bùn, hàm lượng NaOH tối ưu và thời gian phản ứng cần thiết lần lượt là 1,6 g/L và 3 h. Sau khi Ca(OH)2 được bổ sung (hàm lượng thay đổi từ 0,3 g/L đến 1,6 g/L), kết quả thu được là nồng độ COD hòa tan tăng lên khi tăng hàm lượng Ca(OH)2 lên đến 0,7 g/L. Với hàm lượng Ca(OH)2 lớn hơn 0,7 g/L, một phần COD hòa tan đã bị kết tủa trở lại. Tương tự, tại hàm lượng Ca(OH)2 0,7 g/L, khoảng 61% photphat hòa tan đã bị kết tủa. Khi so sánh với mẫu đối chứng, thời gian lọc tách nước ra khỏi bùn đã giảm từ 1360 s xuống còn 350 s. Quá trình phân giải bùn dư bằng NaOH kết hợp với Ca(OH)2 không chỉ ngăn ngừa TP tăng lên trong dòng thải ra mà còn làm giảm thời gian lọc, giúp cho công tác quản lý bùn dễ dàng hơn. Từ khóa: phân giải bùn, thời gian lọc tách nước, kết tủa photphat. 1.ĐẶT VẤN ĐỀ Xử lý bùn hoạt tính thải ra từ các hệ thống xử lý nước thải đã và đang thu hút được nhiều mối quan tâm nghiên cứu. Trong các phương pháp xử lý, phương pháp hóa học sử dụng natri hydroxit (NaOH) có khả năng phá vỡ tế bào hiệu quả nhất [1]. Tuy nhiên, khi sử dụng NaOH để phân giải bùn, ion Na+ làm thay đổi cấu trúc của bùn và làm giảm mật độ bông bùn, dẫn đến khả năng tách nước ra khỏi bùn sẽ gặp nhiều khó khăn [2, 3]. Mặt khác, bùn hoạt tính thường chứa 2 đến 3% photpho (tính theo khối lượng khô), nên trong quá trình phân giải bùn bằng NaOH, thành phần photpho cũng sẽ được giải phóng ra khỏi bùn. Hỗn hợp bùn sau khi phân giải nếu được tuần hoàn trở lại hệ thống xử lý nước thải sẽ làm tăng tải lượng photpho đối với hệ thống, và có thể làm tăng nồng độ photpho trong dòng thải ra. Nghiên