Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kiến nghị phát triển giáo dục đại học ngoài công lập

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Từ việc phân tích những khó khăn cơ bản của các trường đại học ngoài công lập nói chung và UEF nói riêng, tác giả đưa ra một số kiến nghị liên quan đến quan điểm, chính sách, và giải pháp để tạo động lực phát triển cho hệ thống đại học ngoài công lập theo chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước. | Giáo Dục & Đào Tạo Kết quả hoạt động của trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM Kiến nghị phát triển giáo dục đại học ngoài công lập NGND.GS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền & TS. Dương Tấn Diệp Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM T rường Đại học Kinh tế Tài chính TP. HCM (UEF) đã nhanh chóng đạt được những kết quả đáng khích lệ sau 5 năm hoạt động, trong đó nổi bật nhất là việc xây dựng một mô hình đào tạo chất lượng cao và bước đầu có khả năng liên thông quốc tế. Tuy nhiên, tương tự như các trường đại học ngoài công lập khác, UEF cũng có những khó khăn riêng. Từ việc phân tích những khó khăn cơ bản của các trường đại học ngoài công lập nói chung và UEF nói riêng, tác giả đưa ra một số kiến nghị liên quan đến quan điểm, chính sách, và giải pháp để tạo động lực phát triển cho hệ thống đại học ngoài công lập theo chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước. Từ khóa: Xã hội hóa giáo dục; mô hình đào tạo chất lượng cao; quyền sở hữu; cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý; chuẩn đất đai theo quy định; dư luận bất lợi; nhận thức về đại học ngoài công lập; động lực đầu tư; tính tự chủ. Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP. HCM (UEF) là một trường tư thục, thành lập năm 2007 theo chủ trương xã hội hóa giáo dục, với sứ mạng được xác lập là một trường đại học đào tạo chất lượng cao, hướng đến sự hội nhập và liên thông quốc tế. Với sứ mạng đó, sau 5 năm hoạt động, những kết quả ban đầu đáng khích lệ về việc triển khai một mô hình đào tạo tiên tiến đã được nhìn thấy. Tuy nhiên, tương tự như các trường đại học ngoài công lập khác, UEF vẫn còn gặp không ít khó khăn, trong đó có những khó khăn xuất phát từ cơ chế và chính sách. 1. Kết quả hoạt động của UEF Ngay từ những ngày đầu hoạt động, các nhà sáng lập đã nhất quán khẳng định ý tưởng thực hiện duy nhất một mô hình đào tạo chất lượng cao (và do đó, thu học phí cao) cho toàn bộ SV trúng tuyển vào UEF. Điều này rất khác biệt với cách tổ chức đào tạo một vài lớp chất lượng cao ở một số trường đại học khác. Để làm .