Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nhu cầu ngoại ngữ và thái độ của công chức đối với chính sách ngoại ngữ hiện nay ở Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong thời điểm hiện nay khi thế giới đang từng bước tiến sâu vào nền kinh tế tri thức, Việt Nam đang vừa phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vừa từng bước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu thì một điều không thể phủ nhận là năng lực sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh của mỗi công dân đã trở thành một nhu cầu cấp bách. | NGÔN NGỮ SỐ 8 2012 NHU CẦU NGOẠI NGỮ VÀ THÁI ĐỘ CỦA CÔNG CHỨC ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH NGOẠI NGỮ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM (Nghiên cứu trường hợp công chức tỉnh Thái Bình và thành phố Đà Nẵng) PGS.TS VŨ THỊ THANH HƯƠNG 1. Dẫn nhập Trong thời điểm hiện nay khi thế giới đang từng bước tiến sâu vào nền kinh tế tri thức, Việt Nam đang vừa phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vừa từng bước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu thì một điều không thể phủ nhận là năng lực sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh của mỗi công dân đã trở thành một nhu cầu cấp bách. Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của ngoại ngữ, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020 nhằm giúp Việt Nam đạt được một bước tiến bộ rõ rệt về trình độ và năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhằm biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người Việt Nam. Theo đề án, đến năm 2018 - 2020 sẽ có 100% sinh viên đại học được đào tạo tăng cường về ngoại ngữ, 30% cán bộ, công chức và viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên trên tổng số 6 bậc trình độ ngoại ngữ quốc tế thông dụng, tức là có khả năng giao tiếp độc lập trong một số tình huống quen thuộc (tương đương với cử nhân ngoại ngữ chương trình chuẩn của ĐHQG Hà Nội). Thực trạng sử dụng và năng lực ngoại ngữ của cán bộ, công chức và viên chức Việt Nam hiện nay như thế nào? Nhu cầu về ngoại ngữ của họ ra sao? Có lẽ chúng ta mới chỉ biết một cách định tính rằng năng lực ngoại ngữ của người Việt Nam nói chung và của đội ngũ cán bộ và công chức nhà nước nói riêng là chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, chứ chưa khẳng định được chắc chắn là họ chưa đáp ứng được yêu cầu ở mức nào, họ có những khó khăn gì khi học ngoại ngữ và liệu đến năm 2020 ta có đạt được mục tiêu mà đề án đề ra hay không. Để có cơ sở thực tế đánh giá tính khả thi của đề án, bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn khái quát về thực trạng sử dụng,

TÀI LIỆU LIÊN QUAN