Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu ứng dụng phân hữu cơ sinh học 1- 3- 1 hc15 trong canh tác cây mía trên đất dốc, bạc màu huyện Thạch Thành và Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu ứng dụng phân hữu cơ sinh học 1- 3-1-HC15 trong canh tác cây mía trên đất dốc, bạc màu huyện Thạch Thành và Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa, năng suất mía tăng trung bình 16,8%, hàm lượng đường tăng trung bình 11,5%, năng suất đường tăng trung bình 30,4% so với đối chứng bón 100% phân hóa học; làm tăng hiệu quả kinh tế, cải thiện được các tính chất đất theo hướng có lợi cho độ phì nhiêu đất và sinh trưởng của cây mía. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 34. 2017 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC 1-3-1-HC15 TRONG CANH TÁC CÂY MÍA TRÊN ĐẤT DỐC, BẠC MÀU HUYỆN THẠCH THÀNH VÀ THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA Trần Công Hạnh1, Lê Đức Liên2, Nguyễn Văn Hoan3 TÓM TẮT Trong hệ thống chuyên canh cây mía, việc thường xuyên bổ sung các chất hữu cơ nhằm duy trì và nâng cao hàm lượng hữu cơ trong đất được coi là vấn đề trụ cột; việc bón phối hợp các loại phân hữu cơ với phân hóa học đảm bảo cho việc phát triển sản xuất bền vững các vùng chuyên canh mía. Nghiên cứu ứng dụng phân hữu cơ sinh học 13-1-HC15 trong canh tác cây mía trên đất dốc, bạc màu huyện Thạch Thành và Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa, năng suất mía tăng trung bình 16,8%, hàm lượng đường tăng trung bình 11,5%, năng suất đường tăng trung bình 30,4% so với đối chứng bón 100% phân hóa học; làm tăng hiệu quả kinh tế, cải thiện được các tính chất đất theo hướng có lợi cho độ phì nhiêu đất và sinh trưởng của cây mía. Từ khóa: Cây mía, hữu cơ sinh học 1-3-1-HC15. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây mía (Saccharum officinarum L.) là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, tiềm năng năng suất cao, phạm vi thích ứng rộng, đã và đang đƣợc xác định là có lợi thế cạnh tranh trong cơ cấu cây trồng trên đất đồi dốc, khô hạn. Thanh Hóa là tỉnh có ngành công nghiệp đƣờng mía phát triển với diện tích mía đƣờng hàng năm trên 30.000 ha. Năng suất mía trung bình đạt trên 55 tấn/ha, hàm lƣợng đƣờng thƣơng phẩm đạt trên 9,0 CCS (Commercial Cane Sucrose); sản lƣợng đƣờng đạt trên 150.000 tấn, chiếm 25% sản lƣợng đƣờng của khu vực Bắc miền Trung; giá trị sản xuất công nghiệp đƣờng đạt gần 2.500 tỷ đồng, chiếm 7,63% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 50 vạn nông dân khu vực phía Tây của tỉnh Thanh Hóa [1] [2] [5]. Mặc dù đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong sản xuất mía và đƣờng nêu trên, song các vùng trồng mía trong tỉnh Thanh Hoá vẫn đang đứng trƣớc những khó khăn, thách thức lớn do giá đƣờng trên thị trƣờng thế giới .