Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu khả năng giải phóng Fe, Cu, Pb, và As từ phần thải có chứa quặng đồng sunphua

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài báo góp phần làm sáng tỏ cơ chế gây ô nhiễm Fe, Cu, Pb, As trong nước mặt, đất bùn và trầm tích tích luỹ tại các vùng lân cận và tại khu vực khai thác quặng. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 29. 2016 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GIẢI PHÓNG Fe, Cu, Pb, VÀ As TỪ PHẦN THẢI CÓ CHỨA QUẶNG ĐỒNG SUNPHUA Lê Thị Hoa1, Vũ Văn Tùng1, Nguyễn Thị Ngọc Mai1, Lê Văn Khỏe1, Vũ Thị Hà Mai2 TÓM TẮT Quá trình giải phóng Fe, Cu, Pb và As từ quặng đồng sunphua được nghiên cứu trên mô hình thiết bị mô phỏng quá trình phong hoá tự nhiên. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng, tốc độ giải phóng Fe, Cu, Pb, As trong điều kiện xung nước nhanh hơn ở điều kiện ngập nước; đồng thời diễn biến của quá trình phong hóa ở các điều kiện này cũng có sự khác nhau. Sự di chuyển các kim loại nặng trong môi trường cũng chịu ảnh hưởng bởi các ion khác có mặt trong môi trường do quá trình hấp phụ, thủy phân, kết tủa, đồng kết tủa và cạnh tranh trong dung dịch. Bài báo góp phần làm sáng tỏ cơ chế gây ô nhiễm Fe, Cu, Pb, As trong nước mặt, đất bùn và trầm tích tích luỹ tại các vùng lân cận và tại khu vực khai thác quặng. Từ khóa: Kim loại nặng, quặng sunphua. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chất thải rắn và nước thải là hai nguồn chính trong khai thác và chế biến khoáng sản kim loại màu. Phần lớn các chất thải rắn chứa hàm lượng cao các nguyên tố kim loại nặng như Fe, Pb, Zn, Ni, As, Cu và Cd và chứa khoáng vật sunphua nên có tiềm năng hình thành dòng thải axit mỏ. Nước thải cũng có hàm lượng các kim loại nặng và chất rắn lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nước thải từ khai thác nói chung đều được xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà không qua xử lý. Nước thải từ tuyển khoáng được thải vào khu vực riêng và được xử lý sơ bộ thông qua các hồ lắng trước khi thải ra ngoài môi trường [15]. Ở nước ta hiện nay, công nghệ khai thác quặng phần lớn là bán thủ công, toàn bộ các phần quặng nghèo, đuôi quặng và khoáng sản đi cùng thường không được quan tâm. Đây là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng nặng nề đến môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai và đa dạng sinh học [1; 2]. Khi xác định nồng độ một số kim loại nặng trong môi trường phát sinh từ các nguồn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN