Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nhà nước pháp quyền là tinh thần pháp luật hay là đúng quy trình
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết bàn về Nhà nước pháp quyền. Xây dựng nhà nước pháp quyền là con đường phát triển tất yếu của đất nước ta, phù hợp với xu thế tất yếu chung của thời đại, không chỉ là nguyện vọng mà đã và đang trở thành nhu cầu hiện thực và khả năng hiện thực. Thế nhưng, muốn xây dựng nhà nước pháp quyền, trước hết cần nhận biết những tiêu chí mà nó hướng tới. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 54-61 Nhà nước pháp quyền là tinh thần pháp luật hay là đúng quy trình? Nguyễn Đăng Dung* Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 12 năm 2013 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 2 năm 2014; Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 3 năm 2014 Tóm tắt: Nhà nước pháp quyền không chỉ đơn giản là việc tuân thủ pháp luật thực định, mà còn là việc tuân thủ tinh thần pháp luật và quy trình tố tụng chuẩn. Kể từ khi có quy định “Nhà nước Vệt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, rất có nhiều bài viết các bài phát biểu ở các phương tiện thông tin đại chúng về nhà nước pháp quyền. Nhưng để hiểu đúng Nhà nước pháp quyền là việc không dễ. Nhiều tác giả qua các bài viết của mình đã liệt kê nhiều đặc điểm về Nhà nước pháp quyền. Chín người có tới hơn mười ý khác nhau. Mỗi tác giả một kiểu thậm chí hơn. Khi viết hay nói về Nhà nước pháp quyền, thì mọi người đều cố gắng định ra khái niệm thế nào là Nhà nước pháp quyền, rồi sau đó liệt kê những đặc điểm về Nhà nước pháp quyền. Sở dĩ có hiện tượng như vậy bởi vì rằng Pháp quyền là một vấn đề lý thuyết rất khó. Không ai có thể đưa ra một khái niệm chuẩn, cũng như những đặc điểm thống nhất về Nhà nước pháp quyền. GS. Hoàng Thị Kim Quế, cho rằng: “Xây dựng nhà nước pháp quyền là con đường phát triển tất yếu của đất nước ta, phù hợp với xu thế tất yếu chung của thời * _ * ĐT: 84-4-37549927 E-mail: dangdung52pld@gmail.com đại, không chỉ là nguyện vọng mà đã và đang trở thành nhu cầu hiện thực và khả năng hiện thực. Thế nhưng, muốn xây dựng nhà nước pháp quyền, trước hết cần nhận biết những tiêu chí mà nó hướng tới” [1]. Mặc dù là một giảng viên lâu năm chuyên dạy về lĩnh vực Lý luận chung về nhà nước và pháp luật nhưng tác giả mới chỉ nêu một số đặc điểm mang tính sơ thảo bước đầu có tính chất “nhận diện” theo đúng tên gọi của bài báo được giật lên. 1. Nhà nước pháp quyền trước hết là tuân thủ Pháp luật Sự tôn trọng và thượng tôn .