Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hiện tượng giải thể nhà dài của người Mạ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Người Mạ là một trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thuộc ngữ hệ MônKhơme. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Mạ ở Việt Nam có dân số 41.405 người, cư trú ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Lâm Đồng, Đắc Lắc, Đắc Nông, Đồng Nai, Bình Phước và thành phố Hồ Chí Minh. | HIỆN TƯỢNG GIẢI THỂ NHÀ DÀI CỦA NGƯỜI MẠ TRẦN TUẤN ANH* 1. Giới thiệu* “Người Mạ là một trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thuộc ngữ hệ MônKhơme. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Mạ ở Việt Nam có dân số 41.405 người, cư trú ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Lâm Đồng, Đắc Lắc, Đắc Nông, Đồng Nai, Bình Phước và thành phố Hồ Chí Minh” 1. “Tộc người Mạ là một cộng đồng người thống nhất, có một tên gọi chung, một ngôn ngữ chung và ý thức chung về tộc người Mạ, tự phân biệt mình với các dân tộc láng giềng, trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng dân tộc Mạ đã chia các nhóm địa phương với các tên gọi như: Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung. Trong đó, Mạ Ngăn, được quan niệm là người Mạ chính tông. Họ có địa bàn cư trú ở vùng lưu vực sông Đạ Đơng, nằm về phía Bắc B’lao, trên địa vực các xã: Lộc Bắc, Lộc Lâm, Đạ Tẻh thuộc các huyện Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đạ Tẻh tỉnh Lâm Đồng”2. Tộc người Mạ là cư dân sinh sống lâu đời và gắn bó với vùng Cao Nguyên Lâm Đồng. Người Mạ tổ chức cư trú thành từng bon (làng, buôn), đứng đầu bon là quăng bon (già trưởng làng), mỗi bon có từ 5 đến 10 nhà dài. Nhà dài là nơi cư trú của các thành viên có cùng huyết thống. “Nhà người Mạ không chỉ có những đặc trưng * Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh. đáng chú ý, mà còn có thể "đại diện" cho nhà của người Cơ ho, Chil trên cao nguyên Lâm Đồng”3. Người Mạ trước đây cư trú trong những nhà dài, có khi dài tới 20-30m. Nhà dài của người Mạ được bố trí những khu vực thờ cúng, tiếp khách, sinh hoạt hàng ngày , đặc điểm nổi bật của nhà sàn dài là được tiếp tục nối dài thêm khi có người trong gia đình kết hôn và ra ở riêng. Điều này thể hiện tính cộng đồng, một trong những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Mạ. Hiện nay, tại các địa bàn thuộc huyện Đạtẻh, gồm: buôn Tố Lan xã An Nhơn, buôn Đạ Nha xã Quốc Oai, buôn Con Ó xã Mỹ Đức và khu phố 1C thị trấn Đạ Tẻh không còn nhiều những nhà sàn dài truyền thống của người Mạ. .