Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Tại sao các quốc gia thất bại: Phần 1 - NXB Trẻ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Phần 1 ebook gồm các nội dung chính: Gần thế mà vẫn rất khác nhau, các lý thuyết không hoạt động, tạo ra sự thịnh vượng và nghèo khó, những khác biệt nhỏ và các bước ngoặt: sức nặng của lịch sử, trôi dạt xa nhau,. chi tiết nội dung tài liệu. | Nguồn gốc của Quyền lực, Thịnh vượng & Nghèo khó VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI Daron Acemoglu & James A. Robinson Nguyễn Quang A dịch www.Sachvui.Com LỜI KHEN NGỢI Vì sao các Quốc gia Thất bại “Acemoglu và Robinson đã có một đóng góp quan trọng cho cuộc tranh luận về vì sao các quốc gia nhìn giống nhau lại hết sức khác nhau đến vậy trong sự phát triển kinh tế và chính trị của chúng. Thông qua một lượng lớn thí dụ lịch sử rộng, họ cho thấy bằng cách nào những sự phát triển thể chế, đôi khi dựa trên hoàn cảnh rất tình cờ, đã có những hệ quả to lớn. Tính mở của một xã hội, sự sẵn sàng của nó để cho phép sự phá hủy sáng tạo, và pháp trị dường như là có tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế.” Kenneth J. Arrow, giải Nobel Kinh tế, 1972. - “Các tác giả đã chứng minh một cách thuyết phục rằng các nước thoát khỏi nghèo chỉ khi chúng có các thể chế kinh tế thích hợp, đặc biệt quyền sở hữu tư nhân và cạnh tranh, Một cách độc đáo hơn, họ chứng tỏ các nước có nhiều khả năng hơn để phát triển các thể chế đúng khi chúng có một hệ thống chính trị đa nguyên mở với sự cạnh tranh cho chức vụ chính trị, một số lượng cử tri rộng rãi, và một sự cởi mở cho các nhà lãnh đạo chính trị mới. Quan hệ mật thiết này giữa các thể chế chính trị và kinh tế là tâm điểm của đóng góp lớn của họ, và đã dẫn đến một nghiên cứu đầy sức sống về một trong những vấn đề cốt yếu trong kinh tế học và kinh tế học chính trị.” Sachvui.Com Sachvui.Com Gary S. Becker, giải Nobel Kinh tế, 1992. - “Cuốn sách quan trọng và sâu sắc này, được xếp chặt bằng những thí dụ lịch sử, đưa ra lý lẽ ủng hộ rằng các thể chế chính trị bao gồm ủng hộ các thể chế kinh tế bao gồm là chìa khóa cho sự thịnh vượng bền vững. Cuốn sách điểm lại bằng cách nào một số chế độ tốt được đưa vào và sau đó có một vòng xoáy thiện, trong khi các chế độ tồi vẫn ở trong một vòng xoáy luẩn quẩn. Đấy là phân tích quan trọng không được quên.” - Peter Diamond, giải Nobel Kinh tế, 2010. “Đối với những người nghĩ rằng số phận kinh tế của