Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bảo tồn di sản văn hóa trong quá trình đô thị hóa (trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Làm thế nào để thành phố vừa phát triển hiện đại vừa bảo tồn được những di sản văn hóa trên mặt đất và di tích khảo cổ học dưới mặt đất? Giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển là vấn đề quan trọng hiện nay của thành phố Hồ Chí Minh và của nhiều đô thị khác ở Đông Nam Á. | BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) NGUYỄN THỊ HẬU* Tóm tắt: Thành phố Hồ Chí Minh có 3000 năm lịch sử, một đô thị hơn 300 tuổi. Là trung tâm kinh tế - văn hóa lớn nhất Việt Nam, hiện nay các di sản văn hóa của thành phố Hồ Chí Minh đang chịu nhiều thách thức về kinh tế, về hệ thống văn bản pháp lý và quá trình thực thi, về các vấn đề xã hội Làm thế nào để thành phố vừa phát triển hiện đại vừa bảo tồn được những di sản văn hóa trên mặt đất và di tích khảo cổ học dưới mặt đất? Giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển là vấn đề quan trọng hiện nay của thành phố Hồ Chí Minh và của nhiều đô thị khác ở Đông Nam Á. * Thành phố Hồ Chí Minh (trước năm 1976 mang tên Sài Gòn) có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông. Có vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không trong nước, và còn là một cửa ngõ quốc tế của Việt Nam. Nằm ở vùng hạ lưu và là cửa biển của hệ thống sông Ðồng Nai – sông Sài Gòn, địa hình thành phố Hồ Chí Minh là một mạng lưới sông ngòi kênh rạch lớn nhỏ đan xen chằng chịt, những gò đất cao bên cạnh khu vực rừng ngập mặn ven biển (hiện nay là Khu dự trữ sinh quyển thế giới) làm cho môi trường tự nhiên rất đa dạng phong phú. Vị trí địa lý và tiến trình lịch sử đã tạo nên những đặc trưng văn hóa độc đáo của thành phố Hồ Chí Minh. 1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển * TS. Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống di tích khảo cổ học niên đại từ 3000-2500 năm cách ngày nay. Tuy số lượng không nhiều nhưng tiêu biểu của quá trình phát triển của thời tiền sử: đây là trung tâm của lưu vực sông Đồng Nai, phát triển một “cảng thị sơ khai” giao lưu thương mại đường biển với quần đảo Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ. Từ đó có đóng góp quan trọng vào sự hình thành .