Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
PISA và một quan niệm mới về đánh giá trong giáo dục
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết giới thiệu khái quát chung về PISA – Chương trình đánh giá học sinh quốc tế, bài báo giới thiệu một phương thức mới trong đánh giá chất lượng giáo dục – phương thức đánh giá năng lực trong các kì kiểm tra PISA. Cụ thể, bài báo cũng đã làm rõ các vấn đề chính như: Quan niệm “năng lực” trong PISA, phạm vi nội dung các mảng năng lực đọc hiểu, toán học và khoa học, nguyên tắc đo các năng lực và một số ý kiến phê phán về phương pháp khảo sát của PISA. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32, Số 1 (2016) 58-65 PISA và một quan niệm mới về đánh giá trong giáo dục Nguyễn Thị Phương Hoa*, Lê Diễm Phúc, Nguyễn Thị Thu Hà Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 12 tháng 05 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 01 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 02 năm 2016 Tóm tắt: Sau khi giới thiệu khái quát chung về PISA – Chương trình đánh giá học sinh quốc tế, bài báo giới thiệu một phương thức mới trong đánh giá chất lượng giáo dục – phương thức đánh giá năng lực trong các kì kiểm tra PISA. Cụ thể, bài báo cũng đã làm rõ các vấn đề chính như: Quan niệm “năng lực” trong PISA, phạm vi nội dung các mảng năng lực đọc hiểu, toán học và khoa học, nguyên tắc đo các năng lực và một số ý kiến phê phán về phương pháp khảo sát của PISA. Từ khóa: PISA, đánh giá chất lượng, năng lực. qua những phương pháp độc đáo để giải quyết vấn đề. Giữa những năm 1990, các nhà hoạch định chính sách quyết định dùng thuật ngữ “giáo dục dựa trên kết quả” để đảm bảo một quan điểm trọn vẹn và mang tính “kết cấu” hơn về việc học, trong đó năng lực không chỉ là những điều quan sát được mà còn bao gồm ý thức và lương tâm của người học [3]. Trong tương quan với sự nở rộ của các học thuyết trong bộ môn Tâm lí học, việc này đã đánh dấu một sự chuyển dịch từ chủ nghĩa hành vi gắn với các tác phẩm của Skinner, sang chủ nghĩa kết cấu (constructivism) với các công trình của Piaget và Vygotsky [4]. Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập sẽ không đặt trọng tâm vào đánh giá khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức đã học mà là đánh giá năng lực thực hành, đặc biệt là khả năng vận dụng sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đã học vào áp dụng trong những tình huống khác nhau của thực tiễn. Hay theo như cách nói của Pil [5] thì “đánh giá theo 1. Dạy học định hướng phát triển năng lực với yêu cầu đổi mới đánh giá* Phần lớn giới học thuật cho rằng dạy học theo định hướng phát triển năng