Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Các trọng điểm trong chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á hiện nay
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong vài năm trở lại đây, Mỹ không khỏi lo lắng trước sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Châu Á. Sự lớn mạnh với tốc độ như vũ bão, cùng những tham vọng về kinh tế, lãnh thổ không giới hạn của Trung Quốc, đã khiến uy tín, quyền lợi và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới, nhất là tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bị đe dọa nghiêm trọng trên nhiều lĩnh vực. | Các trọng điểm trong chính sách của Mỹ. CÁC TRỌNG ĐIỂM TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ Ở ĐÔNG NAM Á HIỆN NAY NGUYỄN THỊ THANH VÂN * Tóm tắt: Trong vài năm trở lại đây, Mỹ không khỏi lo lắng trước sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Châu Á. Sự lớn mạnh với tốc độ như vũ bão, cùng những tham vọng về kinh tế, lãnh thổ không giới hạn của Trung Quốc, đã khiến uy tín, quyền lợi và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới, nhất là tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bị đe dọa nghiêm trọng trên nhiều lĩnh vực. Nếu cứ duy trì các chính sách đối ngoại với trọng tâm là khu vực Trung Đông hay Châu Âu, không sớm thì muộn Mỹ sẽ hoàn toàn bị lép vế với Trung Quốc trong cuộc đua cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực khác, trong đó có Đông Nam Á. Từ khóa: Mỹ, Đông Nam Á, chính sách đối ngoại, Barack Obama. 1. Mở đầu Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý, địa chính trị vô cùng quan trọng, có tuyến hàng hải huyết mạch, chi phối nền kinh tế của nhiều cường quốc. Khu vực này đang có sự phát triển kinh tế vô cùng năng động và là một thị trường rộng lớn với hơn 600 triệu dân, có tài nguyên khoáng sản, dầu khí phong phú. Đông Nam Á được coi là địa bàn chiến lược cả trên tư cách thị trường kinh tế và tư cách vị thế địa chính trị. Đông Nam Á hiện nay với 10 quốc gia thành viên của ASEAN (chưa kể Đông Timo) là một khu vực nhạy bén về quan hệ quốc tế, nằm trong vùng ảnh hưởng của nhiều cường quốc và bản thân nó cũng bao hàm nhiều thể chế đa phương rất quan trọng. Các thể chế này nhìn chung đều có tiếng nói có uy tín và là nơi thể hiện sức mạnh, sự ảnh hưởng của nhiều nước lớn.(*) Để đứng vững trước sự tác động phức tạp của tình hình và sự chi phối bởi nhiều lực lượng, các nước Đông Nam Á đã chủ động xác định phương cách trong việc cân bằng quan hệ với các nước lớn như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Tuy nhiên, sự cân bằng này không phải là điều Mỹ mong muốn bởi bản thân chính sách đối ngoại chung của Mỹ vẫn là gia tăng sự ảnh hưởng ở các địa bàn chiến lược trên thế giới để làm bàn .