Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu - Trao đổi Di sản văn hóa biển đảo Việt Nam: Vài ý kiến về công tác bảo vệ, phát huy giá trị
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích bài viết Nghiên cứu - Trao đổi Di sản văn hóa biển đảo Việt Nam: Vài ý kiến về công tác bảo vệ, phát huy giá trị mong muốn cung cấp những thông tin tiềm năng về văn hóa biển và đảo Việt Nam, theo đó nêu một ý kiến góp bàn về công tác bảo vệ và phát huy những giá trị của chúng. | Nghiên cứu - Trao đổi DI SẢN VĂN HÓA BIỂN ĐẢO VIỆT NAM: VÀI Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ, PHÁT HUY GIÁ TRỊ ? Phạm Quốc Quân Việt Nam nằm trên bán đảo, một mặt liền kề biển Đông, có đường bờ biển dài 3.260 km với nhiều đảo và quần đảo lớn nhỏ chạy dọc theo đất nước, tạo cho mảnh đất hình chữ S này ngay từ thời xa xưa đã là ngã tư lớn của những nền văn minh. Ở đây, người ta nhận ra sự hình thành và phát triển các nền văn hóa, sự hội nhập và tiếp biến, sự giao thoa, hội tụ và lan tỏa ra thế giới và từ thế giới đến đây qua đường biển, mà không ít người coi đó đơn giản chỉ là sự đồng quy văn hóa. Từ Đông Á đến Đông Nam Á, từ Trung Đông đến Ấn Độ, rồi cả phương Tây thời cận thế, dặm dài lịch sử văn hóa biển đảo Việt Nam đã chứng minh được sự giao thoa ấy, do đó, việc nghiên cứu những giá trị văn hóa biển đảo Việt Nam là vô cùng cần thiết, để bóc tách những tầng sâu của giá trị văn hóa, để có được nhận thức và đánh giá sâu sắc hơn thiết tưởng sẽ là công việc còn tốn nhiều công sức và thời gian. Bài viết mong muốn cung cấp những thông tin tiềm năng về văn hóa biển và đảo Việt Nam, theo đó nêu một ý kiến góp bàn về công tác bảo vệ và phát huy những giá trị của chúng. 1. Một số di sản văn hóa vùng ven biển - biển và đảo Việt Nam 1.1. Nói tới văn hóa biển và đảo Việt Nam, không thể không nói đến những văn hóa vật thể và phi vật thể của vùng ven biển Việt Nam. Ngay từ thời đại đá mới, những nền văn hóa cồn sò ven biển Việt Nam đã * * xuất hiện, có nhiều nét riêng và chung với khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Văn hóa Bàu Dũ, văn hóa Đa Bút, văn hóa Thạch Lâm - Thạch Lạc đã cung cấp nhiều tư liệu có giá trị về phương thức sinh hoạt, đời sống kinh tế, văn hóa, tâm linh của người tiền sử qua bộ công cụ và cảnh quan nơi cư trú của họ. Đến thời đại đồ đồng, hàng loạt những nền văn hóa và những địa điểm thuộc những nền văn hóa lớn như Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo được phát hiện, nghiên cứu suốt từ miền Bắc đến miền Nam, đó là Đầu Rằm (Quảng Ninh), Hoa Lộc (Thanh Hóa), Bãi Cọi (Hà .