Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
5 Bài cảm nhận về vẻ đẹp của người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Vợ nhặt là một trong những tác phẩm nổi tiếng cùa nhà văn Kim Lân viết về đề tài nông thôn. Tác phẩm đã phản ánh một cách chân thực bức tranh nạn đói khủng khiếp của đất nước ta năm 1945 và ca ngợi sức sống, niềm tin của con người Việt Nam. Tác giả đã xây dựng thành công hình tượng "người vợ nhặt" - một hình tượng nghệ thuật độc đáo. tài liệu 5 Bài cảm nhận về vẻ đẹp của người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân để cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp khuất luất của người phụ nữ ấy.  | Thị xuất hiện trong trang văn của Kim Lân không có tên, không gia đình, quê hương, bị cái đói đẩy ra lề đường. "Mỗi bận qua cửa nhà kho là thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra ở đấy". "Họ ngồi đấy nhặt hạt rơi hạt vãi hay ai có công việc gì gọi đến thì làm". Với ngoại hình tố cáo rõ hiện thực cái đói và tội ác của bọn phát xít thực dân. "Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt". Thị chẳng khác gì con ma đói. Thị là nạn nhân của cái đói. Cái đói không chỉ tàn phá ngoại hình Thị mà còn cả tính cách. Cái đói ấy đã đẩy Thị trở nên chao chát, chỏng lỏn, đanh đá, liều lĩnh, mất lòng tự trọng. Khi nghe Tràng hò, "Thị cong cớn", rồi "vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng". "Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến", rồi "sưng sỉa nói". Thị lại gạ ăn: "Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu". Thế là thị "ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở". Thị chỉ tin vào câu nói nửa đùa nửa thật của Tràng, theo Tràng về làm vợ. Chỉ bằng bốn bát bánh đúc và những lời nói bông đùa, Thị theo không Tràng về làm vợ.