Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về thủ tục phục hồi thương nhân vỡ nợ trong pháp luật phá sản. Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về thủ tục phục hồi đối với thương nhân vỡ nợ. Nghiên cứu so sánh pháp luật phá sản của một số quốc gia trên thế giới về thủ tục phục hồi. Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật phá sản ở nước ta hiện nay. | Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam Nguyễn Đức Thưởng Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 Người hướng dẫn : PGS.TS. Ngô Huy Cương Năm bảo vệ: 2013 83 tr . Abstract. Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về thủ tục phục hồi thương nhân vỡ nợ trong pháp luật phá sản; Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về thủ tục phục hồi đối với thương nhân vỡ nợ; Nghiên cứu so sánh pháp luật phá sản của một số quốc gia trên thế giới về thủ tục phục hồi; Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật phá sản ở nước ta hiện nay Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Luật phá sản Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Tự do cạnh tranh và phá sản là những thuộc tính vốn có của kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nào không đáp ứng được những đòi hỏi nghiệt ngã của thương trường, của sức ép cạnh tranh sẽ bị đào thải. Để loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, đồng thời phòng ngừa, khắc phục những hậu quả, rủi ro mà những doanh nghiệp này có thể gây ra cho nền kinh tế, mỗi quốc gia đều phải xây dựng và thực thi một cơ chế phá sản có hiệu quả. Tuy nhiên, do tính chất nhạy cảm và mức độ ảnh hưởng rộng tới nhiều đối tượng khác nhau trong đời sống kinh tế nên cơ chế phá sản luôn đòi hỏi sự can thiệp mềm dẻo, linh hoạt của Nhà nước, phù hợp với những yêu cầu thực tiễn mà hoạt động kinh doanh đặt ra. Tuyên bố phá sản một con nợ chỉ là giải pháp cuối cùng nếu việc tái cấu trúc lại con nợ không đạt được kết quả thông qua thủ tục phá sản. Trong hệ thống pháp luật về phá sản hiện đại, thủ tục phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ là một nội dung quan trọng. Sự ra đời của thủ tục phục hồi nhằm đem lại cho con nợ đang lâm vào tình trạng phá sản những điều kiện và cơ hội tiếp tục kinh doanh. Điều này không chỉ cứu vãn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thoát khỏi tình trạng bị thanh lý tài sản, phục hồi lại .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN