Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận văn nghiên cứu những quy định lý luận về pháp lý để làm rõ khái niệm, đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc và cơ sở pháp lý của công tác bắt người phạm tội quả tang. Phân tích thực trạng các quy định và thực trạng áp dụng các Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong Trách nhiệm hình sự qua đó đưa ra những điểm khác biệt giữa bắt người phạm tội quả tang với bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người đang bị truy nã cũng như các trường hợp bắt người khác trong Trách nhiệm hình sự và đưa ra đánh giá có cần thiết phải tách riêng quy định rõ ràng và các nhận xét về ưu điểm, những hạn chế của công tác bắt người phạm tội quả tang ở nước ta trong thời gian qua. | Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam Nguyễn Thị Huân Khoa Luật Luận văn ThS. Luật hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Nghiên cứu những quy định lý luận về pháp lý để làm rõ khái niệm, đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc và cơ sở pháp lý của công tác bắt người phạm tội quả tang. Phân tích thực trạng các quy định và thực trạng áp dụng các Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong Trách nhiệm hình sự qua đó đưa ra những điểm khác biệt giữa bắt người phạm tội quả tang với bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người đang bị truy nã cũng như các trường hợp bắt người khác trong Trách nhiệm hình sự và đưa ra đánh giá có cần thiết phải tách riêng quy định rõ ràng và các nhận xét về ưu điểm, những hạn chế của công tác bắt người phạm tội quả tang ở nước ta trong thời gian qua. Trên cơ sở đó tổng hợp kết quả nghiên cứu, dự báo tình hình và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bắt người phạm tội quả tang trong thời gian tới. Keywords. Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Người phạm tội Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự (TTHS), các biện pháp ngăn chặn (BPNC) chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, vì nó giúp cơ quan tiến hành tố tụng có điều kiện thuận lợi để giải quyết vụ án hình sự. Việc áp dụng đúng đắn, chính xác các BPNC đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của hoạt động TTHS để phát hiện nhanh chóng, ngăn chặn và xử lý kịp thời nghiêm minh đối với người phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Trong những BPNC thì biện pháp bắt người chiếm vị trí quan trọng nhất và được áp dụng thường xuyên để đấu tranh và phòng chống tội phạm. Việc bắt người luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời sống chính trị xã hội, bắt người đúng hay không đúng quy định của pháp luật, bắt oan sai có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân, liên quan đến đường lối,