Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong luật hình sự Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong Bộ luật hình sự Việt Nam như làm rõ khái niệm, dấu hiệu pháp lý về tội vi phạm các quy định về quản lý rừng, phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác có liên quan. | Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong luật hình sự Việt Nam Nguyễn Thị Dung Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Tất Viễn Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong Bộ luật hình sự Việt Nam như làm rõ khái niệm, dấu hiệu pháp lý về tội vi phạm các quy định về quản lý rừng; phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác có liên quan. Tổng hợp kết quả nghiên cứu, cũng như đánh giá những yếu tố làm cho tình hình về tội vi phạm các quy định về quản lý rừng ngày càng diễn biến phức tạp hậu quả xảy ra rất nghiêm trọng. Đề xuất một số giải pháp góp phần bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam. Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Quản lý rừng Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn được mệnh danh là "lá phổi" của trái đất, rừng có vị trí rất quan trọng trong việc duy trì sinh thái và sự đa dạng sinh học trong hành tinh của chúng ta. Bởi vậy, bảo vệ rừng và tài nguyên rừng luôn trở thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất các quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ môi trường sống đang bị hủy hoại ở mức độ báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra. Thực tiễn cho thấy, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Việt Nam cần phải được tiếp cận và được tiến hành gắn liền với các biện pháp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Bảo vệ tính đa dạng sinh học và tính ổn định, bền vững của quá trình phát triển tài nguyên rừng thì nhất thiết phải đặt sự nghiệp bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sống là bộ phận cấu thành hữu cơ không thể thiếu của chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, cần chú trọng hơn nữa đến đổi mới cơ chế chính sách, quy định về quản lý rừng nhằm chuyển mạnh một cách hiệu quả ngành lâm nghiệp theo hướng lâm nghiệp hóa - lâm nghiệp cộng đồng, huy động mọi .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN