Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nạn tham nhũng và nguy cơ của nó
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ở Việt Nam hiện nay, tham nhũng cũng đang là quốc nạn. Để chống nạn tham nhũng cần xây dựng nhà nước pháp quyền, Quốc hội phải thực sự là cơ quan lập pháp, cơ quan phòng chống tham nhũng phải có thực quyền; phải đẩy nhanh tiến trình kiểm soát tài sản, thu nhập; phải minh bạch thông tin; phải sửa đổi luật phòng chống tham nhũng; ít sử dụng tiền mặt; coi trọng biện pháp giáo dục đối với mọi người. | Nạn tham nhũng và nguy cơ của nó NẠN THAM NHŨNG VÀ NGUY CƠ CỦA NÓ NGUYỄN TRỌNG CHUẨN* Tóm tắt: Tham nhũng là quốc nạn ở nhiều nước. Tham nhũng gây nên mất lòng tin của người dân đối với chính quyền, là nguyên nhân dẫn đến sự vùng dậy phản kháng của người dân chống lại những người cầm quyền. Ở Việt Nam hiện nay, tham nhũng cũng đang là quốc nạn. Để chống nạn tham nhũng cần xây dựng nhà nước pháp quyền, Quốc hội phải thực sự là cơ quan lập pháp, cơ quan phòng chống tham nhũng phải có thực quyền; phải đẩy nhanh tiến trình kiểm soát tài sản, thu nhập; phải minh bạch thông tin; phải sửa đổi luật phòng chống tham nhũng; ít sử dụng tiền mặt; coi trọng biện pháp giáo dục đối với mọi người. Từ khóa: Tham nhũng, quốc nạn, chống tham nhũng. 1. Tham nhũng không phải là loại tệ nạn xã hội chỉ mới xuất hiện trong thời đại chúng ta; trái lại, trong lịch sử nhân loại nó đã tồn tại từ rất lâu ở hầu hết tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, tham nhũng trong xã hội hiện đại tồn tại dưới rất nhiều biến thể vô cùng tinh vi, hết sức khéo léo, cực kỳ xảo quyệt, nhiều khi rất khó phát hiện, mặc dù mọi người đều có thể cảm nhận được. Đáng nói là, trong lịch sử đương đại, ở các nước phát triển, nơi có nhà nước pháp quyền và ít sử dụng tiền mặt trong mọi giao dịch kinh tế thì việc phát hiện tham nhũng, kể cả những vụ đã diễn ra nhiều năm trước đó, có nhiều điều kiện hơn các nước kém phát triển. Tham nhũng, theo định nghĩa của Từ điển Bách khoa Việt Nam, là “hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn để sách nhiễu, tham ô, nhận hối lộ hoặc cố ý làm trái chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế - tài chính vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, xã hội”(1). Luật phòng, chống tham nhũng ban hành năm 2005 của Việt Nam coi “tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”, trong đó, “người có chức vụ, .