Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bảng giá trị của văn hóa Việt Nam trong hành trình chuyển từ truyền thống sang hiện đại

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết phân tích một số giá trị chính trong văn hóa truyền thống Việt Nam; sự chuyển đổi các giá trị trong văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại qua ba thời kỳ của văn hóa Việt Nam, kể từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đến nay bằng những bước đi phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đồng thời, bài viết khẳng định những giá trị mới của văn hóa Việt Nam hôm nay. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(84) - 2014 BẢNG GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG HÀNH TRÌNH CHUYỂN TỪ TRUYỀN THỐNG SANG HIỆN ĐẠI ĐỖ HUY * NGUYỄN THU NGHĨA ** Tóm tắt: Bài viết phân tích một số giá trị chính trong văn hóa truyền thống Việt Nam; sự chuyển đổi các giá trị trong văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại qua ba thời kỳ của văn hóa Việt Nam, kể từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đến nay bằng những bước đi phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đồng thời, bài viết khẳng định những giá trị mới của văn hóa Việt Nam hôm nay. Từ khóa: Giá trị văn hóa truyền thống; bản sắc văn hóa; nhân cách văn hóa. Nhìn vào lịch sử hàng nghìn năm của người Việt, nhiều nhà văn hóa học đã nói đến một hằng số văn hóa gồm 3 yếu tố: địa văn hóa nhiệt đới, gió mùa bán đảo; cư dân sống thành làng xã làm ruộng, làm vườn; có thiết chế gia đình huyết tộc như nhiều dân cư Nam Á khác. Cơ sở của bảng giá trị văn hóa truyền thống này gắn với địa chính trị của người Việt ở sát nước Trung Hoa láng giềng to lớn, mặt nhìn ra Biển Đông và lưng tựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, bao quanh là văn hóa Chăm và một vài nền văn hóa của các cư dân Nam Á khác như Lào và Campuchia. Con đường giao tiếp văn hóa của người Việt rộng mở thênh thang với tất cả các học thuyết Nho, Phật, Lão ở phương Đông, cũng như nhiều nền văn hóa ở phương Tây tràn tới. Các hệ tư tưởng vào văn hóa Việt bao giờ cũng được Việt hóa một cách cẩn trọng bởi vì người Việt Nam có nền văn hóa bản địa đã tồn tại rất lâu đời 102 Người Việt có một chủ nghĩa nhân văn rõ rệt, ở đó hòa quyện bốn yếu tố cơ bản như những hằng số xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc và tạo thành các giá trị nền tảng của bảng giá trị văn hóa: chủ nghĩa yêu nước đậm đà tinh thần cộng đồng; tinh thần vị tha cao thượng là cơ sở của chủ nghĩa khoan dung Việt Nam; ý chí tự lập, tự cường mạnh mẽ biểu hiện một tinh thần quật khởi và sức sống mãnh liệt trước mọi khó khăn; tinh thần đoàn kết gia đình, làng xã, quốc gia và tộc người.(*) Trên nền tảng chủ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN