Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiếp biến văn hóa Việt Nam dưới góc nhìn lý thuyết hệ thống

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết phân tích tiếp biến văn hóa trong hội nhập quốc tế dưới góc nhìn lý thuyết hệ thống. Đó chính là những mối liên hệ tương tác thuận/nghịch của một chỉnh thể, tác động lên những thành tố nằm trong hệ thống đó. Qua đó, tác giả đề xuất tiếp cận tiếp biến và hội nhập văn hóa trong tư duy phức hợp đa chiều thay thế cho tư duy sơ lược đơn giản hóa. | Tiếp biến văn hóa Việt Nam TIẾP BIẾN VĂN HÓA VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN LÝ THUYẾT HỆ THỐNG NGUYỄN THỪA HỶ * Tóm tắt: Bài viết phân tích tiếp biến văn hóa trong hội nhập quốc tế dưới góc nhìn lý thuyết hệ thống. Đó chính là những mối liên hệ tương tác thuận/nghịch của một chỉnh thể, tác động lên những thành tố nằm trong hệ thống đó. Qua đó, tác giả đề xuất tiếp cận tiếp biến và hội nhập văn hóa trong tư duy phức hợp đa chiều thay thế cho tư duy sơ lược đơn giản hóa. Từ khóa: Văn hóa; văn hóa Việt Nam; tiếp biến văn hóa; hội nhập văn hóa; lý thuyết hệ thống. 1. Đặt vấn đề “Tiếp biến văn hóa” là một khái niệm, một thuật ngữ khoa học thời thượng, nhưng không mới. Theo những từ điển từ nguyên học, thuật ngữ này đã được các nhà dân tộc học phương Tây sử dụng đầu tiên vào khoảng năm 1880. Trong vài thập kỷ qua, đã có hàng trăm công trình được xuất bản đề cập đến tiếp biến văn hóa, với cũng chừng ấy những định nghĩa khác nhau, được bổ sung và mở rộng, nhưng không loại trừ nhau. Hai nội dung cơ bản của khái niệm này là: “tiếp xúc” và “biến đổi” về văn hóa. Nhưng cách hiểu khác nhau là ở chỗ: biến đổi như thế nào và nhất là những đối tượng tiếp xúc văn hóa ở đây là những đối tượng nào? Lúc đầu, những chủ thể thường được xét đến ở tầng vĩ mô: hai (hoặc nhiều) khu vực, quốc gia. Dần dần, những chủ thể đó được mở rộng đến tầng vi mô, như vùng miền, cộng đồng, nhóm người rồi đến cấp độ từng cá nhân. “Tiếp biến văn hóa là một quá trình biến đổi kép về văn hóa và tâm lý xảy ra do kết quả của sự tiếp xúc giữa hai hoặc nhiều nhóm văn hóa và những cá nhân thành viên của những nhóm văn hóa đó”(1). Nhưng những “nhóm văn hóa” đó trên thực tế đã không tồn tại biệt lập, mà đều là những thành tố của những hệ thống thuộc nhiều cấp độ. Vì vậy, trong bài viết này, người viết muốn xét đến Tiếp biến văn hóa dưới góc nhìn của lý thuyết hệ thống, được xác định trong một không gian cụ thể: Việt Nam. Lý thuyết hệ thống, mà tiền thân là lý thuyết cấu trúc, nếu đi sâu nghiên cứu sẽ là rất phức tạp,