Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Điều trị bằng châm cứu bệnh chứng tạng thận

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Khi đọc tài liệu này sẽ giúp các bạn nếu được 7 hội chứng bệnh Tạng Thận và nêu các phương pháp điều trị, nêu công thức huyệt và giải thích được các cấu tạo. Mời các bạn tham khảo! | 1 Ñieàu trò beänh Thaän baèng Chaâm cöùu ĐIỀU TRỊ BẰNG CHÂM CỨU BỆNH CHỨNG TẠNG THẬN BS. Phan Quan Chí Hiếu * Tính chất : Lý thuyết Đối tượng : Chuyên Khoa YHCT Thời gian : 12 tiết MỤC TIÊU: Sau khi học tập, học viên PHẢI Nêu được tên gọi 7 hội chứng bệnh Tạng Thận Nêu được pháp trị của 7 hội chứng nói trên. Nêu được những bệnh danh YHHĐ gặp trong những hội chứng nói trên. Nêu được công thức huyệt và giải thích được cách cấu tạo (tác dụng của huyệt) của công thức huyệt trên dựa theo cách vận dụng Du, Mộ, Nguyên, Lạc và Ngũ du huyệt cho 7 hội chứng nói trên. NỘI DUNG I. CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG THẬN 1. Dựa trên cơ sở Hậu Thiên bát quái Theo Kinh Dịch, tạng Thận ứng với quẻ Khảm của Hậu thiên bát quái.: Quẻ Khảm được giải thích như sau Là nước - Tạng Thận ứng với quẻ Khảm. Do đó Thận chủ thủy. “Thận vi Thủy tạng”. Là nơi giữ lại. Do đó tạng Thận phải là nơi cất giữ tinh khí hậu thiên và tiên thiên của nhân thể. “Thận là phong tàng chi bản”. (Lục tiết tạng tượng luận/ Tố Vấn). Mọi sự sống đều bắt nguồn từ nước. Do đó tạng Thận là nguồn gốc của sự sống trong cơ thể con người. Con người mới sinh ra đầu tiên là nhờ tinh khí tiên thiên mà sống và phát triển. Do đó Thận chủ Tiên thiên. Là nước đối với đất (làm cho đất phì nhiêu). Thận chủ tinh khí tiên thiên sẽ giúp cho Tỳ thổ vận hóa thủy cốc thành tinh khí hậu thiên. Cả hai sẽ nuôi dưỡng mọi tạng phủ, khí quan trong nhân thể. Gồm 1 vạch nằm giữa 2 vạch là tượng trưng cho Hỏa nằm trong Thủy, là Dương nằm trong Âm. Ứng với tính chất của quẻ mà người ta có quan niệm là Thận Hỏa nằm giữa Thận thủy và vì quẻ Khảm là nguồn gốc sự sống nên Thận Hỏa cũng là lửa của sự sống. (Mệnh môn Hỏa). 2. Chức năng sinh lý tạng Thận Thận bao gồm Thận âm, Thận dương. Thận âm còn gọi là chân Âm, nguyên Âm, nguyên Thủy. Thận dương còn gọi là Thận khí, Thận hỏa, chân Dương, nguyên Dương, chân hỏa, mệnh môn hỏa. a. Thận là gốc tiên thiên, nguồn gốc của sự sống (Tiên thiên chi bản, sinh khí chi nguyên). Ý nói Thận là cái được sinh thành, sẽ .