Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm tại xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế; đánh giá thực trạng sản xuất nấm rơm của các nông hộ ở xã Phú Lương; phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất nấm rơm của các nông hộ điều tra ở xã Phú Lương; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả sản xuất nấm rơm ở xã Phú Lương trong thời gian tới. | Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Sản xuất nông nghiệp bên cạnh thu được sản phẩm chính như lúa gạo, còn tạo ra một khối lượng rất lớn sản phẩm phụ nhưng giá trị rất thấp. Nhiều nước đã có nhiều phương pháp để tăng giá trị nguồn phụ phẩm này bằng cách tận dụng nó làm phân bón, làm chất độn trong chăn nuôi.nhưng vẫn chưa tận dụng hết giá trị của nguồn uế phụ phẩm này. Hiện nay, ở một số nước như: Trung Quốc, Inđônêsia, Thái Lan đã tận dụng nguồn phụ phẩm này để sản xuất nấm rơm mang lại giá trị rất cao, vừa tăng thu H nhập cho người nông dân, vừa cung cấp nguồn thực phẩm quý cho con người. Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi đế sản xuất nấm đặc biệt là nấm rơm vì tế hàng năm có một lượng phụ phẩm nông nghiệp rất lớn như rơm rạ, trấu lại có khí h hậu thuận lợi cho cây nấm phát triển. Hiện nay, nấm rơm được trồng ở nhiều tỉnh in mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao thu nhập cho người dân. Sản xuất nấm rơm vừa góp phần giải quyết việc làm, làm cK giảm tình trạng thất nghiệp ở nông thôn, lại vừa tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp giá trị thấp, làm tăng giá trị nguồn phụ phẩm này. Xã Phú Lương là một xã thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế có diện họ tích đất tự nhiên 1788,49 ha, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng trong đó có nghề trồng nấm rơm . Bên cạnh việc trồng lúa nước, cây ăn quả, hoa Đ ại màu như lạc, đậu, ngô, khoai, sắn. còn có một số bộ phận đáng kể các hộ gia đình theo nghề trồng nấm rơm nhằm đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và tăng thu nhập. Điều này đã góp phần phát triển kinh tế tại địa phương, giải quyết nhiệm vụ chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, tạo công ăn việc làm cho người lao động ở xã Phú Lương nói chung và các hộ gia đình trồng nấm nói riêng. Để tìm hiểu hiệu quả của nghành nghề mới này, tôi đã quyết định chọn đề tài: "Đánh giá hiệu .