Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận văn có kết cấu gồm 3 chương. Chương 1. Tổng quan về thị trường khách du lịch Trung Quốc và mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Quốc. Chương 2. Thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc. Chương 3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- Ngô Minh Châu HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH VIỆT NAM TẠI TRUNG QUỐC Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH HOÀ Hà Nội, 2009 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trung Quốc là đất nước đứng thứ 3 trên thế giới về mặt diện tích, đứng đầu về mặt dân số và hiện nay đang đứng thứ 4 về mặt kinh tế. Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (CNBS) công bố, sau 30 năm thực hiện cải cách mở cửa (từ năm 1978 đến năm 2007), tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP Trung Quốc là 9,8%, thu nhập bình quân đầu người từ 190 USD lên 2.360 USD. Với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, đời sống của người dân Trung Quốc cũng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng cao dẫn đến nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người Trung Quốc gia tăng mạnh. Năm 2008, số lượng người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài đã lên tới 45,8 triệu lượt người. Do đó, thị trường du lịch Trung Quốc hiện nay đã trở thành thị trường tiềm năng của các nước trên thế giới. Đối với du lịch Việt Nam, kể từ khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc năm 1990 đến nay, lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng và luôn ở vị trí dẫn đầu trong bảng tổng kết số lượng khách du lịch quốc tế hàng năm của Việt Nam. Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam những năm gần đây đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển này. Tuy Việt Nam là quốc gia láng giềng của Trung Quốc, có nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú, đa dạng với những lợi thế hơn các điểm đến khác nhưng số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam năm 2008 mới chỉ chiểm 1,4% trong tổng số khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài cùng năm. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống thực trạng nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc là hết sức cần thiết