Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hình ảnh người kỹ nữ trong Văn học trung đại Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hình ảnh người kỹ nữ trong Văn học trung đại Việt Nam dưới đây bao gồm những nội dung về đôi nét về nhân vật kỹ nữ trong Văn học trung đại Việt Nam, những đặc điểm của người kỹ nữ trong Văn học trung đại Việt Nam, hình ảnh kỹ nữ trong Văn học trung đại Việt Nam và kỹ nữ trong thơ văn một số nước Châu Á. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. Hồ CHÍ MINH Vũ Thị Hoàng Yến HÌNH ẢNH NGƯỜI KỸ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 MỞ ĐẦU Giai đoạn từ thế kỉ X - thế kỉ XIX là một thời kì đầy biến động của lịch sử nước ta. Gắn với lịch sử thời phong kiến là nền văn học trung đại cũng có những biến động không kém với sự phong phú về nội dung và phương cách thể hiện. Qua văn chương người đời sau có thể hình dung được bối cảnh lịch sử thời ấy từ những câu chuyện lớn lao như vận mệnh đất nước dân tộc đến những nỗi niềm của người dân trong cuộc sống hàng ngày. Từng bước ngoặt của thời đại đến mọi ngóc ngách trong đời sống dân chúng đều được phản ánh trong tác phẩm văn học. Đó là chất hào sảng của hào khí Đông A trong thời Lý Trần là tiếng nói đau thương thống thiết cho số kiếp của những con người nhỏ bé trong xã hội thời thế kỉ XVIII - XIX. Dù có đề cập đến nội dung nào thì xuyên suốt chặng đường trung đại văn học luôn thể hiện chất nhân văn. Có thể do con người là một tế bào quan trọng nhất của xã hội. Cho nên cất tiếng nói để ca ngợi để thông cảm với con người là nội dung ta dễ dàng nhận thấy trong văn học trung đại. Đặc biệt ở đây là thân phận người phụ nữ. Người phụ nữ ngoài cuộc sống và trong văn chương đều có một đặc điểm chung là những con người luôn phải chịu bất công. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Luận văn này tiếp cận một khía cạnh khác trong đời sống của người phụ nữ xưa những con người vừa có sắc đẹp vừa có tài năng. Và lớp người này cũng chịu những đau kho do tài sắc của mình đem lại đó là những người kỹ nữ. 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 Giá trị nhân văn luôn là một giá trị quan trọng trong bất cứ một nền văn học nào. Đặc biệt nó sẽ được thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn mà số phận con người bị đè nén cuộc sống của họ phải chịu nhiều bất công. Ta