Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chính sách giáo dục của Anh đối với người Malay

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nội dung bài viết là chính sách giáo dục của thực dân Anh đối với người Malay ở bán đảo Malaya có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của Liên bang Malaysia sau này. Từ những chính sách giáo dục của Anh đối với người Malay, bài viết đưa ra so sánh với trường hợp giáo dục Pháp đối với người Việt ở Bắc Kỳ để rút ra những bài học lịch sử trong quá trình phát triển tư tưởng của giới trí thức hai nước Việt Nam - Malaya đầu thế kỷ XX. | Chính sách giáo dục của Anh đối với người Malay Hoàng Phan Hạnh Hiền1 1 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: hoangphanhanhhien91@gmail.com Nhận ngày 12 tháng 7 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 9 tháng 8 năm 2017. Tóm tắt: Giáo dục là nội dung quan trọng của các nước đế quốc trong chương trình cai trị thuộc địa. Thông qua chính sách giáo dục, chính quyền thực dân có thể kiểm soát tư tưởng của các tầng lớp nhân dân thuộc địa. Với chiến lược “chia để trị”, ngay từ đầu, người Anh đã thực thi chương trình giáo dục thích ứng với từng nhóm dân tộc, phân hóa các tộc dân sống trên bán đảo Malaya nói chung và bản thân cộng đồng người Malay bản địa nói riêng. Chính sách giáo dục của thực dân Anh đối với người Malay ở bán đảo Malaya có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của Liên bang Malaysia sau này. Từ những chính sách giáo dục của Anh đối với người Malay, bài viết đưa ra so sánh với trường hợp giáo dục Pháp đối với người Việt ở Bắc Kỳ để rút ra những bài học lịch sử trong quá trình phát triển tư tưởng của giới trí thức hai nước Việt Nam - Malaya đầu thế kỷ XX. Từ khóa: Chính sách giáo dục, Anh, Pháp, Malaya, Việt Nam. Phân loại ngành: Sử học Abstract: Education was an important feature of imperialist countries in ruling their colonial territories. Through the education policy, the colonial government was able to control the thought of the indigenous people. With a “divide-and-rule” strategy, from the very beginning, the British implemented educational programmes tailored to each ethnic group, dividing the races living on the peninsula of Malaya in general and the local Malay community in particular. The British colonial education policy for the Malays on the peninsula exerted strong impacts on the development of the Federation of Malaysia. Studying the policy, the author compares it with the French education for the Vietnamese in Northern Vietnam (formerly known as Tonkin) to draw historical lessons in the development of thoughts .