Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phật giáo Nam Tông Khmer với sự phát triển bền vững khu vực Tây Nam Bộ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Phật giáo Nam Tông Khmer có những đóng góp trên một số phương diện tiêu biểu như: bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa; định hướng chuẩn mực đạo đức, lối sống; duy trì và bảo tồn phong tục tập quán; củng cố lòng yêu nước và tính cố kết cộng đồng; phát triển giáo dục và tham gia hoạt động từ thiện xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái. | Phật giáo Nam Tông Khmer với sự phát triển bền vững khu vực Tây Nam Bộ Phạm Thanh Hằng1 1 Viện Nghiên cứu Tôn giáo, tín ngưỡng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Email: thanhhanghh2015@gmail.com Nhận ngày 6 tháng 10 năm 2016. Chấp nhận đăng ngày 21 tháng 11 năm 2016. Tóm tắt: Tây Nam Bộ là miền đất đa dạng, phong phú các dân tộc, tôn giáo. Cùng với người Việt và người Hoa, người Khmer đã đến lập nghiệp ở vùng đất này từ khá sớm. Họ mang theo văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống Khmer đến với Tây Nam Bộ, trong đó chủ yếu là văn hóa của Bà la môn giáo. Đến khoảng thế kỷ thứ IV, cùng với quá trình truyền bá của Phật giáo Nam Tông vào Tây Nam Bộ, đông đảo người Khmer đã đón nhận tôn giáo này. Từ đây, Phật giáo Nam Tông đã bám rễ và tồn tại lâu bền trong cộng đồng Khmer, dần dần trở thành tôn giáo chính thống của người Khmer, gắn kết, đồng hành với dân tộc Khmer. Phật giáo Nam Tông Khmer có những đóng góp trên một số phương diện tiêu biểu như: bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa; định hướng chuẩn mực đạo đức, lối sống; duy trì và bảo tồn phong tục tập quán; củng cố lòng yêu nước và tính cố kết cộng đồng; phát triển giáo dục và tham gia hoạt động từ thiện xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái. Từ khóa: Phật giáo Nam Tông Khmer, phát triển bền vững, Tây Nam Bộ. Abstract: The Southwestern Vietnam is home to many ethnic groups who practice various religions. Together with the Viet and people of Chinese origin, the Khmer people form the local community, with their traditional culture, customs and religion. At first, they followed Brahmanism. In the 4th century, they started practicing Theravada Buddhism when the religion was introduced into the region. The religion then took deep roots and has ever since been existing durably among the Khmer community, gradually becoming their official religion, closely linked to and accompanying them in their course of development. The Khmer Theravada Buddhism has made contributions in various typical .