Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hôn nhân của người Mường ở Đắk Lắk hiện nay
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Người Mường là một tộc người ở Đắk Lắk. Xu hướng hôn nhân hỗn hợp giữa dân tộc Mường và các dân tộc khác tại Đăk Lắk là một ví dụ điển hình của hôn nhân hỗn hợp dân tộc đang phổ biến hiện nay. Bên cạnh những mặt tích cực như tạo sự hòa hợp dân tộc, đoàn kết dân tộc thì những vấn đề về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn ngôn ngữ, chữ viết của tộc người thông qua xu hướng hôn nhân hỗn hợp tộc người hiện nay cũng được đặt ra để quản lý, bảo tồn. | Lương CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Thị Thu Hằng, Đỗ Thị Ngân Hôn nhân của người Mường ở Đắk Lắk hiện nay Lương Thị Thu Hằng * Đỗ Thị Ngân ** Tóm tắt: Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên với các nền văn hóa đặc sắc của 47 tộc người. Trong điều kiện sinh sống xen cài như vậy, hôn nhân hỗn hợp tộc người đang là xu hướng ngày càng phổ biến tại Đắk Lắk. Người Mường là một tộc người ở Đắk Lắk. Xu hướng hôn nhân hỗn hợp giữa dân tộc Mường và các dân tộc khác tại Đăk Lắk là một ví dụ điển hình của hôn nhân hỗn hợp dân tộc đang phổ biến hiện nay. Bên cạnh những mặt tích cực như tạo sự hòa hợp dân tộc, đoàn kết dân tộc thì những vấn đề về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn ngôn ngữ, chữ viết của tộc người thông qua xu hướng hôn nhân hỗn hợp tộc người hiện nay cũng được đặt ra để quản lý, bảo tồn. Từ khóa: Hôn nhân hỗn hợp; văn hóa; người Mường; Đắk Lắk. 1. Mở đầu Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có các nền văn hóa đặc sắc. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm gần 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, Mnông, Thái, Tày, Nùng. là hơn 30% dân số toàn tỉnh Mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. (Những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng; các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên.; đó là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk. Sự trù phú về đất đai, khí hậu đã tạo cho Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung một sức hút di cư lớn từ các dân tộc thiểu số phía Bắc và Duyên hải Nam Trung bộ tới đây. Những cuộc di cư gắn liền với các sự kiện lịch sử (trước năm 1975), phong trào xây dựng vùng kinh tế mới (sau năm 1975) và nhiều cuộc di cư tự do của .