Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Âm vị học và Tuyến tính – Suy nghĩ về các định đề của âm vị học đương đại: Phần 2 – Cao Xuân Hạo
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nối tiếp nội dung phần 1 của cuốn sách "Âm vị học và Tuyến tính – Suy nghĩ về các định đề của âm vị học đương đại", phần 2 trình bày các nội dung: Những xu hướng và hoài bão chống âm đoạn luận, vì một lý thuyết âm vị học đại cương đích thực. nội dung chi tiết. | CHƯƠNG IV NHỮNG XU HƯỚNG VÀ HOÀI BÃO CHỐNG ÂM ĐOẠN LUẬN Những khó khăn về lý luận và thực tiễn mà quan niệm âm đoạn luận về âm vị đã gây ra dù sao cũng không khỏi gây nên một cảm giác bất an nào đây trong lòng các nhà ngữ học châu Ắu và châu Mỹ có nghiên cứu các ngôn ngữ xa lạ nhất là các thứ tiếng vùng Viễn Đông. Như chúng ta đã thấy mô hình âm vị học chiết đoạn đã được quan niệm như thế nào mà người nghiên cứu có thể đem áp đặt lên bất cứ loại hình ngôn ngữ nào. Tất cả các ngôn ngữ trôn thế giới đều có thể được phiên âm một cách chính xác và hoàn hảo nêu xét về phương diện thực tiễn bằng hệ tự mẫu API và do đó cấu trúc ám vị học đích thực của nó có thể bị che lấp hoàn toàn để nhường chỗ cho một hệ thống âm vị học giống hệt như các hệ thống đoản âm vị quen thuộc đối với người châu Au - kiểu hệ thông âm vị học duy nhất mà họ có the hình dung được - mà không thấy có gì bất tiện. Quả tình trạng không duy nhất của các giải pháp âm vị học ở đây có thể tăng lên gấp mười lần nhưng một khi tình trạng đó đã được coi là bình thường và hợp lẽ thì cũng không có mấy ai lấy làm khó chịu cho lắm. Tuy vậy vẫn có những người nhận thấy rằng ngay khi được miêu tả bằng những thuật ngữ và khái niệm đặc thù của các hệ thông âm vị học châu Au cấu trúc của những hệ thống này có những chỗ khác xa các hệ thống Âu châu đến nỗi họ không khỏi nghi ngờ mà tự hỏi không biết các nguyên lý của âm vị học cổ điển đặc biệt là cái nguyên lý về tuyến tính của trục kết hợp các âm vị có thật là hiệu nghiệm đôi với việc miêu tả các thứ tiếng xa lạ này không thậm chí có thật là có chút giá trị khoa học gì không. 231 ÂM VỊ HỌC VÀ TUYẾN TÍNH Các nhà Đông phương học Nga có lẽ là những nhà ngôn ngữ học đầu tiên nhận thấy một cách hiển ngôn rằng các đơn vị có nghĩa của các ngôn ngữ đơn lập không thể phân tích thành những âm vị đoạn tính theo cái kiểu mà người ta vẫn dùng để phân tích các từ của một thứ tiếng Âu châu thành thử muốn miêu tả hệ thống âm vị học của các thứ tiếng này chắc hẳn phải vận dụng những .