Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu hiện tượng hạ thấp bãi trước đê, từ K0 đến K1+200, tuyến đê biển Bạc Liêu

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ biển cho đoạn đê biển từ K0 đến K1+200 của tỉnh Bạc Liêu nhằm xác định nguyên nhân xói lở, mức độ hạ thấp mặt bãi và hậu quả của việc hạ thấp mặt bãi tới hiện tượng gia tăng chiều cao sóng trước đê và sự ổn định của hệ thống đê biển. | NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG HẠ THẤP BÃI TRƯỚC ĐÊ TỪ K0 ĐẾN K1 200 Tuyến đê biển bạc liêu Trần Thanh Tùng1 Lê Thị Hiền1 Vũ Minh Cát1 Nguyễn Khắc Đoàn2 Tóm tắt Trong những năm gần đây hiện tượng xói lở bờ và bãi trước đê ở các tỉnh duyên hải Nam Bộ nói chung và tại 2 tỉnh Sóc Trăng Bạc Liêu nói riêng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Các số liệu đo đạc địa hình bãi biển tháng 3 2011 và tháng 1 2015 tại tuyến đê biển Bạc Liêu cho thấy bãi trước đê đang bị xói lở liên tục làm gia tăng chiều cao sóng và gây mất an toàn cho hệ thống đê biển. Đặc biệt hiện tượng xói lở còn xuất hiện tại cả những vị trí có rừng ngập mặn RNM . Kết quả nghiên cứu hiện tượng hạ thấp bãi trước đê được dùng để phân tích nguyên nhân gây xói lở bờ và là cơ sở phục vụ đề xuất các giải pháp bảo vệ bãi trước và hệ thống đê biển hiện tại đặc biệt trong điều kiện khí hậu nước biển dâng. Từ khóa Đê biển Bạc Liêu xói lở bãi trước gia tăng chiều cao sóng RNM. MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây tình hình xói lở bờ biển cửa sông ở Bạc Liêu diễn ra liên tục với cường độ xói lở gia tăng theo thời gian đặc biệt hiện tượng xói lở còn xảy ra cả ở những đoạn bờ có RNM nhiều nơi xói lở đã tiến sát vào chân đê biển và có đoạn đê biển đã bị vỡ trong mùa gió chướng năm 2014. Các kết quả nghiên cứu của Quế và Hải 2012 cho thấy mặc dù đai RNM ở khu vực này phát triển khá tốt được trồng trên 20 năm với chiều rộng đai rừng lên tới 500m đường kính trung bình cây ngập mặn là từ 20 30cm và bộ rễ cắm sâu vào đất bãi bồi có hàm lượng sét khá cao nhưng hiện tượng xói lở RNM vẫn diễn ra ở nhiều đoạn bờ biển của 2 tỉnh Sóc Trăng Bạc Liêu. Hiện tượng xói sâu lấn dần vào đất liền theo kiểu các rãnh với chiều rộng ban đầu khoảng 20 30m và mở rộng dần sang hai bên diễn ra khá phổ biến. Nếu không sớm có biện pháp bảo vệ và khôi phục RNM hiệu quả thì nhiều đoạn đê biển ở khu vực này sẽ bị xói lở mất ổn định và vỡ. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ biển cho đoạn đê biển từ K0 đến K1 200 của tỉnh Bạc Liêu nhằm xác định

TÀI LIỆU LIÊN QUAN