Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mô phỏng các đặc tính đàn hồi của cát

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài báo này đề xuất cải tiến mô hình “hypo -elastic” (Hong Nam và Koseki, 2005) để mô phỏng các đặc tính đàn hồi dị hướng có sẵn và dị hướng do ứng suất gây ra của cát, xét trường hợp chịu lực tổng quát. để nắm bắt các nội dung chi tiết. | MÔ PHỎNG CÁC ĐẶC TÍNH ĐÀN HỒI CỦA CÁT Nguyễn Hồng Nam1 Tóm tắt Mô hình hypo-elastic HongNam và Koseki 2005 đã được cải tiến nhằm mô phỏng các tính dị hướng có sẵn và dị hướng do ứng suất gây ra của cát có xét đến sự quay trục ứng suất chính từ trục vật liệu tại các trạng thái ứng suất tổng quát. Sự phù hợp tốt giữa các dữ liệu mô phỏng và thực đo đã được quan sát. Ảnh hưởng của tính dị hướng có sẵn đối với các đặc tính biến dạng đàn hồi của cát Toyoura là nhỏ. Từ khóa Mô đun Young mô đun kháng cắt hệ số Poisson đặc tính biến dạng nhỏ dị hướng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất ngoài hiện trường thường biểu hiện tính dị hướng về cường độ hoặc độ cứng. Có thể chia tính dị hướng của đất thành dị hướng có sẵn Arthur và Menzies 1972 và dị hướng do ứng suất gây ra Arthur et al. 1977 . Khi nghiên cứu tính dị hướng có sẵn đối với các đặc tính biến dạng đất thường được xem như vật liệu cross-anisotropic đối xứng trục với 5 tham số mô hình Love 1927 . Đối với dị hướng do ứng suất gây ra một số mô hình đã được đề xuất Tatsuoka và Kohata 1995 Hardin và Blandford 1989 Di Benedetto et al. 2001 . Tuy nhiên những mô hình này nhìn chung chưa đầy đủ bởi vì hoặc chưa đề cập đến trường hợp chịu lực tổng quát trong đó có sự quay trục ứng suất chính từ trục vật liệu Tatsuoka và Kohata 1995 hoặc có xét đến sự quay trục ứng suất chính nhưng chưa xét đầy đủ ảnh hưởng của tính dị huớng có sẵn Hardin và Blandford 1989 Di Benedetto et al. 2001 . Tại một trạng thái ứng suất tổng quát khảo sát đầy đủ ma trận liên hệ ứng suất-biến dạng của đất theo định luật Hooke tổng quát bằng các phương pháp đo tĩnh còn khó khăn đặc biệt là việc đo mô đun đàn hồi Young và hệ số Poisson trong mặt phẳng ngang. Vì vậy sự kết hợp các phương pháp đo tĩnh và đo động trên cùng một mẫu đất đã được thực hiện khá phổ biến. HongNam và Koseki 2005 đề xuất một mô hình hypo-elastic đặt tên là IIS có xét tính dị hướng có sẵn và dị hướng do ứng suất gây ra 1 Trường Đại học Thuỷ lợi. đối với các đặc tính biến dạng đàn hồi của đất với sự quay