Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Công nghệ bùn hoạt tính tuần hoàn dạng mẻ - nghiên cứu sự loại bỏ nitơ trong nước thải nồng độ BOD thấp và tỷ lệ BOD/N thấp
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu thực hiện trong quá trình kiểm soát vận hành tại Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở trong điều kiện đưa lượng bùn dư quá mức về mức cho phép đồng thời với việc tăng lưu lượng cho thấy sự ổn định trong việc xử lý N, và sự phụ thuộc của quá trình khử nitơ vào MLSS trong điều kiện BOD thấp và tỷ lệ BOD/TN trong nước thải đầu vào thấp. | CÔNG NGHỆ BÙN HOẠT TÍNH TUẦN HOÀN DẠNG MẺ - NGHIÊN CỨU SỰ LOẠI Bỏ NITƠTRONG Nước thải NổNG Độ BOD thấp VÀ TỶ LỆ BOD N THẤP Nguyễn Phương Quý1 Lê Thanh2 Vũ Đức Toàn3 Tóm tắt Công nghệ bùn hoạt tính dạng mẻ tuần hoàn là công nghệ xử lý nitơ rất hiệu quả được nghiên cứu phát triển bởi Mervyn C. Goronszy từ năm 1978 cho nước thải có nồng độ BOD tỷ lệ BOD N đầu vào cao ở các nước phát triển hơn Việt Nam. Trong khi ở Việt Nam hiện nay - nơi mà nước thải được thu gom chung có bể phốt tại mỗi gia đình làm nồng độ BOD và tỷ lệ BOD N ở mức rất thấp.Môt thực tế hiện nay là các NMXLNT ở Việt Nam đã được xây dựng có nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào thấp hơn nhiều so với thiết kế.Nghiên cứu thực hiện trong quá trình kiểm soát vận hành tại NMXLNT Yên Sở trong điều kiện đưa lượng bùn dư quá mức về mức cho phép đồng thời với việc tăng lưu lượng cho thấy sự ổn định trong việc xử lý N và sự phụ thuộc của quá trình khử nitơ vào MLSS trong điều kiện BOD thấp và tỷ lệ BOD TN trong nước thải đầu vào thấp. Từ khóa Công nghệ dạng mẻ tuần hoàn cống nước thải chung Loại bỏ nitơ Nhà máy xử lý nước thải. 1. GIỚI THIỆU CHUNG Công nghệ xử lý nước thải bùn hoạt tính dạng mẻ SBR được bắt đầu bằng nghiên cứu của Ardern và Lockett 1914 sử dụng một phương pháp tự điền nước thải đầy trong các thí nghiệm của họ. Quá trình thí nghiệm gồm các giai đoạn Điền nước thải - filling Thông khí - aeration Lắng - settlement Rút nước -draw. Thời gian lắng thường là 2 giờ và thời gian cho các giai đoạn sục khí phản ứng phụ thuộc vào số lượng chu kỳ điền đầy mỗi ngày. Trong những năm gần đây các hệ thống SBR được phát triển và dựa theo đặc tính phản ứng có thể chia thành 4 nhóm A Định kỳ điền nước pha phản ứng và pha nghỉ B Định kỳ điền nước pha phản ứng và không có pha nghỉ C Gián đoạn điền nước vào ngăn lựa chọn selector và không có pha phản ứng và pha nghỉ D Nước vào liên tục. SBR nhóm C có sự khác biệt là sử dụng 1 Công ty CP Đầu tư Phát triển Môi trường SFC Việt Nam 2 Công ty CP Đầu tư Xây dựng