Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
luận văn: PHÁT TRIỂN NUÔI SINH KHỐI TẢO Spiurlina platensis TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Spirulina platensis là một loại vi tảo có dạng xoắn, màu xanh lam. Tảo sống và phát triển mạnh trong môi trường giàu bicarbonat và độ kiềm cao ( độ pH từ 8,5 – 11). Tảo được xem là nguồn dinh dưỡng số một của thiên nhiên với đủ các thành phần thiết yếu như Protein, Lipid, Glucid cùng nhiều loại khoáng, vitamin và nhiều loại acid amin không thể thay thế là: Lysine, Metionin, Penylalalin, Triptophan | TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN Bộ môn Thủy Sinh Học Ứng Dụng Ngô Thụy Thùy Tâm PHÁT TRIỂN NUÔI SINH KHỐI TẢO Spiurlina platensis TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tháng 7 2009 1 TÓM TẮT Thí nghiệm nhằm tìm ra mật độ nuôi cấy ban đầu và tỷ lệ thu sinh khối tảo Spirulina platensis thích hợp để tiến hành thử nghiệm nuôi sinh khối với thể tích lớn hơn. Thí nghiệm 1 được tiến hành gồm 3 nghiệm thức và 3 lần lập lại với 3 mật độ tảo khác nhau là 10.000tb ml 30.000tb ml và 50.000tb ml. Kết quả cho thấy ở mật độ 30.000tb ml và 50.000tb ml khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức p 0 05 nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê với NT 10.000tb ml. Thí nghiệm 2 gồm 3 nghiệm thức và 3 lần lập lại nhưng với tỷ lệ thu sinh khối khác nhau NT1 tỷ lệ thu hoạch là 25 ngày NT2 tỷ lệ thu hoạch là 30 ngày và NTĐC không thu hoạch tảo trong suốt quá trình nuôi . Sau 15 ngày nuôi tỷ lệ thu hoạch ở NT1 cho kết quả tốt nhất với mật độ tảo lên đến 90.072 2.748 tb ml cao hơn NTĐC và NT2. Như vậy mật độ tảo 30.000tb ml và tỷ lệ thu sinh khối 25 ngày sẽ được sử dụng để nuôi với bể có thể tích lớn hơn. 2 Lời cảm tạ Trước hết em xin chân thành cảm ơn cha mẹ và người thân đã giúp đỡ và động viên về tinh thần cũng như vật chất để em hoàn thành tốt đề tài này. Em xin bày tỏ long biết ơn đến cô Dương Thị Hoàng Oanh và cô Trần Sương Ngọc đã hướng đẫn giúp đỡ và động viên trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Để đề tài được tốt hơn em cũng không quên gởi lời cảm ơn đến cô Huỳnh Thị Ngọc Hiền cô Phạm Thị Tuyết Ngân và chị Trần Thị Thủy đã hướng dẫn nhiệt tình và tạo mọi điều kiện trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Sau cùng xin gởi lời cảm ơn tập thể lớp NTTSLT33 và các bạn NTTSK31 đã nhiệt tình giúp đỡ trong quà trình thực hiện đề tài.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN