Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Văn bản: có nhiều cách hiểu khác nhau: - Theo nghĩa rộng: Văn bản chính là vật mang tin và nó phải được ghi bằng ký hiệu ngôn ngữ (vật đó có thể là bất kỳ như giấy, gỗ, đồng, đá., nhưng tin thì không phải là một ký hiệu bất kỳ. Trong sử liệu học thì vật mang tin đó chính là kênh thông tin, ký hiệu ngôn ngữ là dùng để tái hiện lại lời nói, do đó mỗi dân tộc | VÃN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 2 Bài 1 KHÁI NIỆM CÔNG DỤNG Ý NGHĨA CỦA VĂN BẢN VÀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC I. Khái niệm 1. Văn bản có nhiều cách hiểu khác nhau - Theo nghĩa rộng Văn bản chính là vật mang tin và nó phải được ghi bằng ký hiệu ngôn ngữ vật đó có thể là bất kỳ như giấy gỗ đồng đá. nhưng tin thì không phải là một ký hiệu bất kỳ. Trong sử liệu học thì vật mang tin đó chính là kênh thông tin ký hiệu ngôn ngữ là dùng để tái hiện lại lời nói do đó mỗi dân tộc mỗi quốc gia có các ký hiệu khác nhau cho nên khi nghiên cứu theo KN này thì nó rất rộng . - Theo nghĩa hẹp Văn bản là các công văn giấy tờ hình thành trong quá trình quản lý của các cơ quan tổ chức đoàn thể có giới hạn về chủ thể và đối tượng . Công văn Là những văn bản trình bày về việc công. Giấy tờ Là những văn bản không theo một khuôn mẫu nhất định nhưng nó lại phục vụ cho hoạt động quản lý của cơ quan VD lý lịch cá nhân đơn thư trình bày sổ ghi chép nội dung làm việc các chứng từ giấy biên nhận giấy công tác. giấy tờ có thể thay đổi hoặc không thay đổi . 2. Văn bản quản lý nhà nước - Văn bản quản lý nhà nước là các công văn giấy tờ hình thành trong hoạt động quản lý của các cơ quan trong bộ máy nhà nước bao gồm 3 hệ cơ quan là lập pháp hành pháp và tư pháp theo một hình thức thủ tục và thẩm quyền do luật pháp quy định. - Trong KN này cần lưu ý Thể thức mẫu các loại văn bản nếu không đúng thì không có giá trị và nó là yêu cầu mang tính bắt buộc. Thủ tục tuỳ loại văn bản khác nhau mà khi ban hành phải theo trình tự nhất định VD muốn ban hành một NĐ của Chính phủ thì cơ quan liên quan đến vấn đề nêu trong văn bản phải soạn thảo văn bản cần lấy ý kiến các bộ ngành liên quan sau đó mới trình ký ban hành nếu không làm đúng các quy trình trên thì tính hợp pháp cũng không có giá trị. Thẩm quyền là giới hạn quyền hạn của chủ thể VD Hiến pháp và Luật chỉ do QH ban hành Pháp lệnh chỉ do UBTVQH ban hành NĐ chỉ do Chính phủ ban hành. . Nếu hiểu như trên thì VBQLNN bao gồm Hiến pháp Luật Pháp lệnh Lệnh NQ NĐ QĐ CT .