Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tổng hợp câu hỏi ôn thi lý thuyết: Tài chính tiền tệ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mời các bạn đang học chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi, nội dung tài liệu "Tổng hợp câu hỏi ôn thi lý thuyết: Tài chính tiền tệ" dưới đây. Nội dung tài liệu giới thiệu đến các bạn 109 câu hỏi bài tập về tài chính, hy vọng đề tài liệu giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. | Ehrmann vaâ Fratzscher (2006) phát hiện ra mối tương quan nghịch khá rõ nét giữa động thái thắt chặt hay nới lỏng tiền tệ của Fed đến 50 thị trường chứng khoán trên thế giới. Các tác giả còn phát hiện rằng, chính mức độ hội nhập kinh tế và tài chính quốc tế chứ không phải sự hội nhập song phương của một nền kinh tế với Mỹ mới là yếu tố quyết định sự phản ứng của thị trường chứng khoán nước đó. Nền kinh tế nào có mức độ hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu, thì thị trường chứng khoán nước đó sẽ phản ứng mạnh hơn đối với các động thái chính sách tiền tệ của Mỹ. Đối với thị trường ngoại hối, Fratzscher (2008) phát hiện rằng các cú sốc vĩ mô từ Mỹ, kể cả chính sách tiền tệ, có tác động mạnh đến 26 đồng tiền trong rổ tiền tệ được sử dụng để tính tỷ giá hiệu lực danh nghĩa (NEER). Ngoài ra, không những cơ chế tỷ giá mà mức độ hội nhập tài chính quốc tế là những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phản ứng của các đồng tiền đối với chính sách tiền tệ của Mỹ. Hausman và Wongswan (2006) nghiên cứu tác động của quyết định lãi suất của Fed đến thị trường chứng khoán, thị trường công cụ nợ và thị trường ngoại hối của 49 nền kinh tế. Các tác giả còn nghiên cứu các kênh truyền dẫn như hội nhập kinh tế, hội nhập tài chính, và cơ chế tỷ giá và đi đến kết luận rằng thị trường tài chính các nước áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt sẽ phản ứng ít hơn trước các cú sốc lãi suất của Fed. Trong các nghiên cứu gần đây nhất, Kim và Nguyễn (2008, 2009) phát hiện rằng Fed và NHTƯ châu Âu (ECB) có tác động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán và ngoại hối của 12 nền kinh tế châu Á. Các tác giả phát hiện rằng khi Fed và ECB bất ngờ tăng lãi suất, phần lớn thị trường chứng khoán ở châu Á đều biến động mạnh và giảm điểm, các đồng tiền châu Á cũng giảm giá so với đồng đô la Mỹ và đồng Euro, tuy nhiên, thị trường ngoại hối châu Á lại ít biến động hơn.