Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Kinh tế học lao động: Chương 1 - Giới thiệu tổng quan kinh tế học lao động - Đặng Đình Thắng

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Kinh tế học lao động nghiên cứu, xem xét cách thức tổ chức, vận hành và kết quả của thị trường lao động; các quyết định của các chủ thể trên thị trường lao động không chỉ ở hiện tại mà còn cả trong tương lai; và các chính sách công liên quan đến khía cạnh lao động-việc làm. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo "Bài giảng Kinh tế học lao động: Chương 1 - Giới thiệu tổng quan kinh tế học lao động - Đặng Đình Thắng". | bài giảng Kinh tế học lao động - 2015 dành cho sinh viên bậc đại học GIỚI THIỆU VÀ TÔNG QUAN KINH TẾ HỌC LAO ĐỘNG Đặng Đình Thắng Giảng viên Khoa Kinh tế Đại học Kinh tế TP.HCM Phòng H.103 1A Hoàng Diệu Phú Nhuận TP.HCM Việt Nam E-mail thang.dang@ueh.edu.vn Trang nhà www.thangdang.org Nội dung bài giảng 1 Giới thiệu Kinh tế học lao động 1.1 Khái niệm 1.2 Các vấn đề trên thị trường lao động 1.3 Các chủ thể trên thị trường lao động 1.4 Các giả định nghiên cứu 1.5 Vai trò của Kinh tế học lao động 2 Tổng quan Kinh tế học lao động Tài liệu đọc thêm Thuật ngữ Tài liệu tham khảo 1 bài giảng Kinh tế học lao động - 2015 dành cho sinh viên bậc đại học 1 Giới thiệu Kinh tế học lao động Một vấn đề quan trọng mà kinh tế học - cũng như các nhánh kinh tế học ứng dụng của nó - luôn đề cập đến trong quá trình phát triển là sự khan hiếm về nguồn lực sản xuất. Nhu cầu của xã hội thì vô cùng hay không giới hạn nhưng nguồn lực sản xuất để đáp ứng những như cầu đó lại hữu hạn hay có giới hạn. Với một năng lực sản xuất nhất định xã hội không thể đáp ứng được tất cả hàng hóa và dịch vụ mà các cá nhân hay tổ chức mong muốn có được. Do đó xã hội phải đưa ra các quyết định lựa chọn 1 Sản xuất cái gì 2 Sản xuất như thế nào và 3 Phân bổ kết quả của hoạt động sản xuất ra sao Vì nguồn lực có giới hạn nên xã hội phải hướng đến vấn đề quản lý phân bổ và sử dụng nguồn lực đó sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Cách thức quản lý phân bổ và sử dụng nguồn lực sao cho có thể tạo ra được tối đa kết quả sản xuất là điều mà một xã hội nên hướng đến. Lao động cũng là một nguồn lực quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của một xã hội. Nghiên cứu về cách thức sử dụng nguồn lực này một cách có hiệu quả nhất là cơ sở cho sự ra đời tồn tại và phát triển của kinh tế học lao động labor economics . 1.1 Khái niệm Kinh tế học lao động nghiên cứu xem xét cách thức tổ chức vận hành và kết quả của thị trường lao động các quyết định của các chủ thể trên thị trường lao động không chỉ ở hiện tại mà còn cả trong tương lai và