Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo án bài 25: Tập vẽ hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn - Mỹ thuật 2 - GV.Phạm Xuân Mai

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Qua bài học Vẽ trang trí: Tập vẽ hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn GV giúp HS hiểu hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn. HS biết cách vẽ hoạ tiết. | Giáo án Mỹ thuật 2 I- MỤC TIÊU: - Hiểu hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn. - Biết cách vẽ hoạ tiết. - Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu theo ý thích. - Học sinh khá giỏi: Vẽ được họa tiết cân đối, hình vẽ gần với mẫu. II- CHUẨN BỊ: Giáo viên - Vẽ to hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn (nếu có điều kiện) - Một số bài vẽ của học sinh năm trước. - Sưu tầm thêm hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn. Học sinh - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ - Bút chì, màu vẽ, tẩy. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ, đồ dùng học sinh - Bài mới. Giới thiệu bài: Giáo viên lựa chọn cách giới thiệu bài cho phù hợp với nội dung. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY: HOẠT ĐÔNG CỦA TRÒ: Hoạt động 1: Quan sát nhận xét. - Giáo viên giới thiệu một số hoạ tiết và gợi ý để học sinh nhận thấy: + Hoạ tiết là hình vẽ để trang trí (ở đĩa, bát, ở áo, túi, ) + Hoạ tiết trang trí rất phong phú về hình dạng và màu sắc: * Hoạ tiết dạng hình tam giác. * Hoạ tiết dạng hình bầu dục. * Hoạ tiết dạng hình vuông. * Hoạ tiết dạng hình tròn, - Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn (ở đồ dùng dạy học hoặc hình minh hoạ đã chuẩn bị) + Các cánh hoa vẽ bằng nhau. + Nên vẽ màu giống nhau hoặc xen kẽ ở một hoạ tiết. - Giáo viên cho học sinh xem hình hướng dẫn trong bộ đồ dùng dạy học và đặt câu hỏi gợi ý học sinh nhận xét: + Hai hoạ tiết có dạng hình vuông. + Hai hoạ tiết khác nhau về hình và màu. + Hai hoạ tiết có dạng hình tròn. + Hai hoạ tiết cũng khác nhau về hình và màu. Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết hình vuông, hình tròn. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ: + Vẽ hình vuông, hình tròn (to, nhỏ tuỳ ý) + Kẻ các đường trục chia hình ra nhiều phần bằng nhau để vẽ hoạ tiết cho đều. + Có thể vẽ được nhiều hoạ tiết khác nhau ở hình vuông, hình tròn. - Có thể vẽ lên bảng thêm một vài hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn, khác với các hình hướng dẫn để cho học sinh suy nghĩ vẽ theo ý mình. - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra sự khác nhau của các hoạ tiết này với hình hướng dẫn. - Gợi ý học sinh cách vẽ màu: + Các hình giống nhau vẽ cùng một màu và cùng độ đậm nhạt. + Có thể vẽ hai màu xen kẽ nhau ở một hoạ tiết. Hoạt động 3: Thực hành - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập thực hành; + Vẽ hoạ tiết dạng hình tròn vào túi và vẽ màu theo ý thích. Chú ý vẽ màu của cả túi, quai xách hoặc dây đeo. + Vẽ hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu tuỳ ý. + Có thể tìm hoạ tiết khác với hình hướng dẫn. + Vẽ một hoạ tiết ở lớp, một hoạ tiết ở nhà (tuỳ chọn) - Giáo viên giúp học sinh làm bài + Tìm hoạ tiết. + Cách vẽ (nhìn trục vẽ cho đều) + Vẽ màu. - Giáo viên có thể vẽ ba hình lên bảng và cho ba Học sinh vẽ hoạ tiết bằng phấn màu. Hoạt động 4: Nhận xét và đánh giá - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài về: + Vẽ hình. + Vẽ màu. + Học sinh tự xếp loại bài đẹp. - Giáo viên tóm tắt và chỉ ra cho học sinh thấy: + Bài vẽ đẹp. + Bài chưa đẹp. Vì sao? Củng cố và dặn dò học sinh - Tìm đường diềm trang trí ở các đồ vật. - Sưu tầm tranh, ảnh về mẹ và cô giáo. PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp. Học sinh: Quan sát, lắng nghe và trả lời. * Hoạ tiết tam giác. * Hoạ tiết bầu dục. * Hoạ tiết vuông. * Hoạ tiết tròn, * Học sinh nhận xét hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn. * Học sinh xem hình hướng dẫn và nhận xét PP: Quan sát, lắng nghe * Học sinh quan sát lắng nghe * Học sinh suy nghĩ vẽ theo ý mình. * Học sinh tìm ra sự khác nhau của các hoạ tiết PP: Luyện tập, thực hành * Học sinh làm bài. PP: Nhận xét và đánh giá: - Học sinh nhận xét: + Vẽ hình. + Vẽ màu. + Học sinh tự xếp loại bài đẹp. Học sinh ghi nhớ.