Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tài liệu chăn nuôi - Chương 6 Chăn nuôi trâu bò
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chương này được biên soạn nhằm giúp sinh viên nhận biết được đặc điểm một số giống trâu, bò chính nuôi ở nước ta. Trang bị những kiến thức cơ bản nhất về các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi hiện nay và thời gian sắp tới. | CHƯƠNG VI CHĂN NUÔI TRÂU BÒ Do yêu cầu của đối tượng phục vụ và khuôn khổ của giáo trình chương Chăn nuôi trâu bò soạn cho sinh viên ngành kinh tế chỉ nhằm - Giúp sinh viên nhận biết được đặc điểm một số giống trâu bò chính nuôi ở nước ta. - Trang bị những kiến thức cơ bản nhất về các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi hiện nay và thời gian sắp tới đối với bê nghé trâu bò sinh sản trâu bò sữa trâu bò cày kéo I . Chăn nuôi bê nghé 1.1. Một số đặc điểm sinh lý của bê nghé 1.1.1. Đặc điểm về sinh trưởng - phát dục Bê nghé có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh mức tăng trọng có thể đạt 400 - 1200 g ngày. Khả năng tăng trọng phụ thuộc vào giống chế độ nuôi dưỡng chăm sóc. Ví dụ bê lai Sind tăng trọng 400 - 500 g ngày bê Hà Lan 600 - 700 g ngày. 1.1.2. Sự phát triển của cơ quan tiêu hoá Khi mới sinh ở bê nghé môi trên và môi dưới bằng nhau dần dần môi trên phát triển nhanh hơn môi dưới và chìa ra. Bê sơ sinh có 6 - 8 răng cửa còn nghé mọc răng chậm hơn sau khi đẻ 3 - 7 ngày răng mới bắt đầu mọc cho đến 2 - 3 tháng tuổi mới mọc đủ 8 cái răng. Bình thường sau khi đẻ sau khi đã khô lông bê nghé tự tìm vú của con mẹ để bú. Khi bê nghé bú nhờ có phản xạ co rãnh thực quản rãnh thực quản co lại tạo thành hình ống nối liền thực quản và dạ lá sách do đó sữa chảy theo rãnh thực quản vào thẳng dạ lá sách. Nếu cho bê bú nhân tạo không đúng kỹ thuật sữa có thể tràn vào dạ cỏ và bị lên men thối. Ở bê nghé sơ sinh dung tích dạ múi khế gấp 2 lần dung tích dạ cỏ. Khi bê nghé biết ăn thức ăn thực vật 6-8 tuần tuổi trở đi dạ cỏ và dạ lá sách phát triển mạnh để phù hợp dần với loại thức ăn mới thức ăn thực vật. Khả năng tiêu hoá bột đường của bê nghé kém khi 2 tháng tuổi ở tá tràng mới xuất hiện men amilaza và lactaza nhưng hoạt lực còn thấp. Do đó bê nghé sơ sinh không có khả năng tiêu hoá thức ăn tinh bột chỉ có khả năng tiêu hoá đường sữa.Việc bổ sung thức ăn bột đường dưới dạng cháo loãng sớm là không phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hoá của bê. Dịch vị của bê nghé phân tiết liên tục lúc ăn