Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Họa Sỹ Huỳnh Văn Thuận Với Những Bức Tranh Cổ Động
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Với đặc trưng ngôn ngữ của thể loại đặc biệt, tranh cổ động là một phần quan trọng của đời sống chính trị- xã hội. Ở nước ta, tranh cổ động hình thành và phát triển từ những ngày tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhằm tuyên truyền phục vụ cuộc đấu tranh giành độc lập tự do và tranh cổ động đã có hơn 60 năm gắn bó với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. | Tác phẩm của ông, dù là sơn khắc, sơn mài hay tranh cổ động cũng thể hiện một cái nhìn tỉ mỉ đến từng chi tiết, thanh thoát và phóng khoáng trong cấu trúc của hình và nét. Nét dày, nét thưa được tập hợp trong các không gian dày đặc mà không rối, tạo được lớp lang của chiều sâu và chắt lọc được hình ảnh tiêu biểu của sự vật. Các mảng màu giản dị và tinh khiết, giản lược mà không đơn điệu đã nói lên được sự mặn mà của ông đối với thể loại tranh mang tính phục vụ cao như loại hình tranh cổ động. Đây là một thể loại mà ông rất yêu thích và dường như ông đã lấy tranh cổ động làm sự nghiệp sáng tác, cam chịu những vất vả khó khăn để vẽ nên một khối lượng lớn suốt từ năm 1946 đến nay, nhiều bức đã trở thành tiêu biểu cho thể loại này. Từ những ưu điểm đó mà tranh cổ động của ông như gần gũi với người xem, vừa truyền tải được tính thời sự, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của loại tranh này và đặc biệt nó được nâng cao mang tính biểu trưng mà ngày nay khi nhắc đến không ai là không biết như: “Huy hiệu Đoàn” năm 1951 là một ví dụ. Bên cạnh đó, ông còn sáng tác nhiều tranh cổ động về Bác Hồ vì với ông, nhờ Bác Hồ, nhờ cách mạng mà ông được vẽ những bức tranh đẹp cho đất nước, cũng nhờ theo Bác Hồ, theo cách mạng, mà ông được vinh dự vẽ huy hiệu Đoàn và mẫu vẽ ấy được Bác Hồ phê chuẩn. Ông còn vinh dự được gắn bó với một công việc rất khó là vẽ hình Bác Hồ trên những đồng tiền đầu tiên của nước nhà. Ông tâm niệm “mình chuyên vẽ Bác Hồ, lại chuyên vẽ tranh cổ động về Bác thì càng phải gương mẫu trau dồi đạo đức cách mạng, đạo đức Bác Hồ. Có rèn luyện, học tập đạo đức Bác Hồ thì nét vẽ về Bác mới trong sáng, chân thật”. Cũng như chuyện học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ bây giờ, những người làm công tác tuyên truyền, vận động trước hết phải là những tấm gương về đạo đức thì quần chúng mới tin theo, làm theo.