tailieunhanh - Nghiên cứu khoa học: Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam

Nghiên cứu khoa học: Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam sẽ ứng dụng khung phân tích về chuỗi giá trị kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia để định vị vị trí của ngành dệt may Việt Nam hiện nay trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, từ đó đánh giá những lợi thế và bất cập trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành để khuyến nghị các giải pháp và chính sách nhằm dịch chuyển ngành dệt may Việt Nam sang các mắt xích có giá trị gia tăng cao hơn, qua đó nâng cao giá trị xuất khẩu và vị thế của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. | CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT 11 08 2011 ĐINH CÔNG KHẢ I ĐẶ NG TH Ị TUY ẾT NHUNG CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM Ngành xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và vấn đề nghiên cứu Ngành dệt may Việt Nam từ năm 1990 đến nay đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng của nền kinh tế. Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay dệt may Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Năm 2010 với giá trị xuất khẩu lên tới 11 2 tỷ đô la dệt may Việt Nam đã đóng góp trên 16 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam là Hoa Kỳ EU và Nhật Bản Phụ lục 1 . Thị phần của Việt Nam trên thê giới giai đoạn 2005-2008 tăng từ 1 7 lên 2 5 thuộc nhóm 5 quốc gia có quy mô xuất khẩu dệt may lớn nhất thê giới1. Ngành dệt may hiện sử dụng trên 3 triệu lao động - trong đó hơn 1 3 triệu lao động công nghiệp chiêm tỉ trọng trên 10 so với lao động công nghiệp cả nước2 với những thành tựu này dệt may Việt Nam đang là ngành công nghiệp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu lớn và liên tục tăng từ năm 2000 cho đên nay Phụ lục 2 nhưng hiệu quả xuất khẩu của ngành dệt may vẫn còn thấp. Theo báo cáo tổng kêt hoạt động của ngành dệt may giai đoạn 2007-2010 do Hiệp hội dệt may Việt Nam công bô tháng 11 2010 hiện nay tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức gia công CMT3 chiêm đên 60 xuất khẩu theo phương thức FOB4 chỉ khoảng 38 và còn lại xuất khẩu theo phương thức ODM5 chỉ có 2 . Chính vì vậy giá trị gia tăng của các sản phẩm dệt may xuất khẩu còn thấp chỉ khoảng 25 so với kim ngạch xuất khẩu tỷ suất lợi nhuận chỉ khoảng 5-10 6 và phải nhập khẩu đên 70-80 nguyên phụ liệu. Chi phí đầu vào tăng đang ảnh hưởng đên lợi thê cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam hiện nay. Giá xăng giá điện tăng cao ảnh hưởng trực tiêp tới sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của người lao động. Tình hình thiêu điện cắt điện diễn ra .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.