tailieunhanh - Kiến trúc Châu Âu trong lòng Hà Nội

Ngay khi thực dân Pháp chiếm thành Hà Nội và bắt đầu công cuộc thiết lập nền thống trị của chúng tại Hà Nội thì hàng loạt những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn của phong cách Châu Âu và phục vụ cho chế độ thực dân Pháp đã được ra đời. | Kiến trúc Châu Âu trong lòng Hà Nội Ngay khi thực dân Pháp chiếm thành Hà Nội và bắt đầu công cuộc thiết lập nền thống trị của chúng tại Hà Nội thì hàng loạt những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn của phong cách Châu Âu và phục vụ cho chế độ thực dân Pháp đã được ra đời. Một trong những kiến trúc nổi tiếng mang phong cách của nước Pháp chính là cầu Long Biên. Nhằm phục vụ cho việc vận chuyển và giao thông đi lại giữa các vùng ngoại thành đi vào trung tâm Hà Nội thực dân Pháp đã bắt đầu kế hoạch xây dựng một chiếc cầu bắc qua sông Hồng. Năm 1897 cuộc thi thiết kế cho cầu đã được tổ chức và phương án thiết kế của Công ty Daydé Pillé một công ty xây dựng của Gustave Eiffel tác giả của tháp Eiffel nổi tiếng - biểu tượng của Thủ đô Pari đã giành được chiến thắng trở thành phương án chọn để xây cầu chính thức. Đây là cây cầu thép gồm có 3 làn đường làn đường sắt ở giữa và một làn đường dành cho xe cơ giới 1 làn đường đi bộ ở 2 bên. Cầu có tổng chiều dài là gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. Cầu Long Biên Cầu Long Biên được khởi công xây dựng từ năm 1899 và đến 1902 thì khánh thành. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1899 -1902 - Daydé Pillé -Paris . Cầu được thực dân Pháp đặt tên là cầu Doumer - tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Sau khi Hà Nội giải phóng cầu được đổi tên thành cầu Long Biên. Sự ra đời của cây cầu bắc qua sông Hồng đã dần đi vào cuộc sống của người Hà Nội và trong dân gian còn có câu vè về cầu Long Biên Hà Nội có cầu Long Biên Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng Tàu xe đi lại thong dong Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi. Một công trình mang đậm phong cách của văn hóa kiến trúc Pháp vẫn được tồn tại khá nguyên vẹn đến ngày nay chính là Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội. Xưa kia nơi đây là một vùng đầm lầy thuộc đất của 2 làng Thạch Tần và Tây Luông giáp với làng Cựu Lâu thuộc Tổng Phúc Lân huyện Thọ Xương còn giờ đây Nhà hát Lớn nằm trong khu vực Quảng trường Cách mạng tháng Tám ngay giữa trung tâm Hà

TỪ KHÓA LIÊN QUAN