tailieunhanh - Mái cong của kiến trúc Việt

Mái Việt Nam dốc nghiêng từ đường bờ nóc, tiếp giáp của hai mặt phẳng nghiêng của mái và tì lên diềm mái. Còn mái Trung Quốc, mặt phẳng nghiêng hơi võng ở giữa. Nói cách khác mái Việt Nam là mặt phẳng nghiêng còn mái Trung Quốc là mặt cong nằm nghiêng. | Mái cong của kiến trúc Việt Mái Việt Nam dốc nghiêng từ đường bờ nóc tiếp giáp của hai mặt phẳng nghiêng của mái và tì lên diềm mái. Còn mái Trung Quốc mặt phẳng nghiêng hơi võng ở giữa. Nói cách khác mái Việt Nam là mặt phẳng nghiêng còn mái Trung Quốc là mặt cong nằm nghiêng. Có lẽ sự khác biệt đó là từ ý đồ thực dụng. Mặt phẳng nghiêng dễ thoát nước và dễ thi công. Mái nhà bằng gỗ lợp ngói dốc nghiêng nghiêng bốn mái tiếp giáp nhau cái diềm mái cong lên ở phần cuối theo kiểu đầu đao lá mái . Đầu đao là cái đòn tay hoành hình chữ nhật đặt nghiêng trên vì kèo ở sát diềm mái và hớt cong lên ở các góc mái trên có gắn thêm mảnh ván hình chữ nhật để đỡ hàng ngói cuối cùng. Từ ngoài nhìn vào hình dáng hớt cong lên giống như lưỡi đao một thứ vũ khí lợi hại thuở xưa. Và lá mái mặt mái cong cong uyển chuyển nhẹ như tàu lá nhờ đặc điểm cấu tạo kiến trúc này mái ngói vẩy cá ngói mũi hài ngói ống âm dương. dày và nặng trên hệ thống cột bề thế chắc nịch cong vút lên ở các góc. Hình khối vững chắc trải ra theo chiều dài chiều rộng nhờ nét cong cong tài tình này mất hẳn dáng lụp xụp nặng nề hoà nhịp với thiên nhiên. Nói lên khát vọng con người như muốn cất cánh bay lên khám phá huyền bí trong mệnh mông vũ trụ. Cố kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện gọi là nở hoa đao . Công trình trở nên thanh thoát nhẹ nhàng hài hoà trong khối cây xanh đậm. Ngày nay trên đường phố Bắc Kinh Trung Quốc không ít những công trình cao tầng thật lớn vẫn có nhịp điệu mái cong rất dễ chịu. Nhiều người tưởng dáng mái cong sao chép từ Trung Quốc. Đương nhiên do giao lưu văn hoá chịu ảnh hưởng lẫn nhau nhất là với Trung Quốc nước láng giềng lớn văn hoá sớm phát triển. Nhưng văn hoá Đại Việt đâu có phải vì thế mà xoá nhoà đặc điểm dân tộc. Hãy thử đi sâu hơn một chút. Mái cong xuất hiện từ lâu lắm rồi. Có tài liệu nói ở Nhật Bản Trung Quốc thế kỷ thứ VII đã thấy hớt nhẹ ở góc mái. Ở ta chưa có nghiên cứu đầy đủ với những luận cứ chính xác và khoa học nhưng nhiều lý lẽ để có thể tạm coi sớm hơn nhiều. Cư dân Việt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN