tailieunhanh - Kiến trúc - Linh hồn của phố cổ Hà Nội

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nhưng kiến trúc Thăng Long vẫn không thay đổi. Điều này được thể hiện qua các di tích tôn giáo, không gian phố cổ cũng như tín ngưỡng, sinh hoạt của người dân. Đó là đánh giá của ông Nguyễn Ngọc Phúc, cán bộ nghiên cứu Trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn Hà Nội. DẤU ẤN XƯA Khu phố cổ được gọi là "Hà Nội 36 phố phường", hình thành từ đầu thế kỷ 15, giới hạn bởi phía Bắc là đường Hàng Đậu, phía Nam là các. | Kiến trúc - Linh hồn của phố cổ Hà Nội Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nhưng kiến trúc Thăng Long vẫn không thay đổi. Điều này được thể hiện qua các di tích tôn giáo không gian phố cổ cũng như tín ngưỡng sinh hoạt của người dân. Đó là đánh giá của ông Nguyễn Ngọc Phúc cán bộ nghiên cứu Trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn Hà Nội. DẤU ẤN XƯA Khu phố cổ được gọi là Hà Nội 36 phố phường hình thành từ đầu thế kỷ 15 giới hạn bởi phía Bắc là đường Hàng Đậu phía Nam là các đường phố Hàng Bông - Hàng Gai - Cầu Gỗ và Hàng Thùng phía Đông là đường Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải và phía Tây là đường Phùng Hưng. Đây là một quần thể kiến trúc độc đáo với những mái ngói rêu phong cổ kính những ngôi nhà nhỏ hình ống xen kẽ hòa quyện vào nhau tạo nên không gian kiến trúc cổ sinh động đa dạng. Khu vực này hiện còn 79 công trình di tích văn hóa-lịch sử tôn giáo trong đó có khoảng 60 đình dấu ấn tổ nghề và 859 công trình kiến trúc có giá trị 245 ngôi nhà cổ và 614 ngôi nhà cũ và đặc biệt là Ô Quan Chưởng cửa Đông Hà di tích khá nguyên vẹn của kinh thành Thăng Long xưa. Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ Hàng tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó như Hàng Đào Hàng Đường Hàng Mã Hàng Thiếc. Khác với các phố cổ khác trên thế giới phố cổ Hà Nội hiện nay vẫn là nơi diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của người dân đô thị. Trục thương mại dịch vụ gồm các tuyến phố Hàng Đào - Hàng Ngang - Hàng Đường và Lương Văn Can - Hàng Cân - Chả Cá - Hàng Lược. Theo ông Phúc quá trình hình thành và phát triển khu phố cổ không chỉ đến thời Lý - Trần mới bắt đầu nó có thể tính từ thời điểm vùng đất này bước vào quá trình đô thị hoá tuy nhiên đến khi triều Lý định đô mới định hình và rõ ràng hơn. Nếu như phần phía Tây của kinh thành Thăng Long truyền thống gắn liền với chức năng chính trị - hành chính qua nhiều biến cố lịch sử như chiến tranh thiên tai. khiến cho những cung điện kiến trúc bề thế nguy nga các thời Lý Trần Lê và cả

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.