tailieunhanh - Hiệp định số 15/2004/LPQT

Hiệp định số 15/2004/LPQT về hợp tác kinh tế - thương mại, văn hóa, khoa học và công nghệ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Xi-ê-ra Lê-ôn do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Xi-ê-ra Lê-ôn ban hành | BỘ NGOẠI GIAO Số 15 2004 LPQT Hà Nội ngày 23 tháng 03 năm 2004 Hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại văn hóa khoa học và công nghệ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Xi-ê-ra Lê-ôn có hiệu lực từ ngày 30 tháng 05 năm 2003. . TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC Quốc tế PHÓ VỤ TRƯỞNG Nguyễn Hoàng Anh HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VĂN HÓA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XI-Ê-RA LÊ-ÔN Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Xi-ê-ra Lê-ôn dưới đây gọi tắt là hai Bên Với lòng mong muốn thiết lập quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại văn hóa khoa học và công nghệ giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi có tính đến những nhu cầu và khả năng của mỗi nước Nhận rõ sự cần thiết tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác vì những mục tiêu chung của hai nước và đóng góp tích cực vào sự nghiệp hòa bình và hợp tác ở hai khu vực Đã thỏa thuận như sau Điều 1. Trên cơ sở tôn trọng những cam kết quốc tế của minh và phù hợp với khả năng và luật pháp hiện hành của mỗi nước hai Bên sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hợp tác kinh tế - thương mại văn hóa khoa học và công nghệ giữa hai nước. Điều 2. Căn cứ Hiệp định này hai Bên sẽ triển khai những hình thức hợp tác khác nhau thông qua các thỏa thuận và hợp đồng giữa các tổ chức và các ngành hữu quan của hai nước đặc biệt là trong những ngành kinh tế có triển vọng hợp tác và phát triển. Điều 3. Xét nhu cầu và khả năng hợp tác hiện nay của hai nước những lĩnh vực hai Bên có khả năng hợp tác trao đổi kinh nghiệm và chuyên gia có thể là 1. Nông nghiệp. 2. Lâm nghiệp. 3. Kinh tế Thương mại. 4. Khoa học Công nghệ và Môi trường. 5. Văn hóa Xã hội. 6. Các lĩnh vực hợp tác khác do hai Bên thỏa thuận. Điều 4. Xét tầm quan trọng của việc tạo ra những thuận lợi về tài chính để bảo đảm thực hiện các dự án hợp tác hai Bên thỏa

TỪ KHÓA LIÊN QUAN